Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Về hạn chế tổ chức các lễ hội tốn kém, ưu tiên vốn để thực hiện chính sách an sinh xã hội.

24/04/2012 | 17:49

Đề nghị Chính phủ cần hạn chế tổ chức các lễ hội tốn kém, ưu tiên vốn để thực hiện chính sách an sinh xã hội, thực hiện kiềm chế lạm phát hiện nay. (Cử tri tỉnh Bạc Liêu)


Hiện nay, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó: Lễ hội Dân gian 7.039 (chiếm 88,36%); Lễ hội Tôn giáo 544 (chiếm 6,82%); Lễ hội Lịch sử cách mạng 332 (chiếm 4,16%); Lễ hội Du nhập từ nước ngoài 10 (chiếm 0.12%)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng quản lý nhà nước đã cụ thể hóa nội dung thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện (Quyết định số 1502/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)...

Công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở các địa phương đã được chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện theo những quy định tại các văn bản của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội. Trong các văn bản chỉ đạo, đều có nội dung yêu cầu bảo đảm tiết kiệm, huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức lễ hội, không sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Lễ hội được tổ chức phù hợp với thuần phong mỹ tục, điều kiện kinh tế của mỗi địa phương, tạo không khí lành mạnh, thu hút du khách. Nhân dân đã nhận thực được ý nghĩa vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần, từ đó có ý thức bảo tồn, góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc thông qua việc giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp từ gia đình, dòng họ, quê hương và đất nước. Đồng thời các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng thông qua việc tìm hiểu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. Phát huy vai trò chủ thể của người dân đã làm cho lễ hội được xã hội hóa rộng rãi, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, tài trợ, dịch vụ, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội đều do nhân dân và du khách thập phương tự nguyện đóng góp. Trong nhiều lễ hội, nhân dẫn đã đóng góp nguồn kinh phí lớn có thể tính được bằng tiền tỷ để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống.

Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội dần đi vào nền nếp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chấn chỉnh những bất cập trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, cụ thể:

- Nâng cao về nhận thức, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý ngành văn hóa và cộng đồng về công tác quản lý và tổ chức lễ hội;

- Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền,giáo dục, phổ biến phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, ý nghĩa và giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức, quản lý và tham gia lễ hội;

- Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm từng lễ hội ở từng địa phương, đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện; xã hội hóa rộng rãi nhưng không buông lỏng công tác quản lý, khai thác nguồn lực của toàn xã hội để giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội và di tích, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội;

- Tiến hành kiểm kê khoa học, phân loại, đánh giá đầy đủ, toàn diện giá trị của các lễ hội. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội; quy hoạch, phân cấp, phân quyền rõ ràng và có biện pháp quản lý lễ hội cho phù hợp; tổ chức dịch vụ và các hoạt động vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân tham gia dịch vụ, đảm bảo giữ gìn các giá trị văn hóa trong giao tiếp ứng xử

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành; bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội phù hợp với yêu cầu chuyên môn và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phương.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, khen thưởng các đơn vị, cá nhân đóng góp tích cực và có hiệu quả. Mở rộng giao lưu học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những cách làm tiêu biểu của các địa phương và các nước trong khu vực, quốc tế về tổ chức lễ hội.

- Đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị (khóa X) về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao và Hướng dẫn số 03-HD/BTGTW, ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao./.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×