Trách nhiệm của Ban Quản lý di tích trong việc bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa
24/03/2014 | 14:39Nhiều di tích cấp quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt động kém hiệu quả, kém năng lực của các Ban Quản lý di tích. Khi có sai phạm xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, gây bất bình trong nhân dân.(ĐBQH Nguyễn Văn Luật)
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Luật - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang tại Giấy ghi chất vấn số 59/SYCV-KH5 ngày 29/5/2013, nội dung như sau:
Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa trên địa bàn cả nước còn nhiều bất cập, hạn chế, trong đó có công tác của các Ban Quản lý di tích, công tác bảo tồn, tu sửa di tích, bảo đảm lợi ích người dân… Nhiều di tích cấp quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt động kém hiệu quả, kém năng lực của các Ban Quản lý di tích (Trưởng Ban Quản lý là cán bộ cấp xã như trường hợp Chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng chậm được phát hiện xử lý. Khi có sai phạm xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, gây bất bình trong nhân dân.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, đồng chí Bộ trưởng nhìn nhận trách nhiệm trước thực trạng trên như thế nào? Bộ trưởng có các giải pháp gì để khắc phục các hạn chế nói trên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Cả nước có khoảng 4 vạn di tích, trong đó có 14 di sản thế giới, 34 di tích quốc gia đặc biệt, 3.203 di tích cấp quốc gia, 6.636 di tích cấp tỉnh, những vụ việc nổi cộm xảy ra trong thời gian qua ở một vài di tích, tuy không phải là phổ biến, nhưng Bộ VHTTDL đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương có liên quan (Hà Nội, Hưng Yên) để kiên quyết xử lý, chủ động triển khai một số công việc để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kiện toàn thêm một bước bộ máy quản lý di tích ở địa phương, giao cơ quan chức năng (Thanh tra, Tổ chức cán bộ, Di sản văn hóa) khảo sát đánh giá thực trạng tại các di tích và xác định một số nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý di tích:
- Còn một bộ phận lãnh đạo cấp xã, huyện và người trụ trì chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di tích và những yêu cầu về khoa học trong tu bổ di tích dẫn đến việc ứng xử đối với di tích tùy tiện.
- Việc ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tu bổ di tích khá đầy đủ và cụ thể nhưng chưa được phổ biến sâu rộng. Việc thiếu ý thức chấp hành pháp luật cộng với tư tưởng muốn di tích được “to lớn”, “khang trang”, “xứng tầm” nên coi nhẹ nguyên tắc “bảo tồn tối đa yếu tố gốc”.
- Việc kiểm tra, phát hiện để ngăn chặn các vi phạm ngay khi bắt đầu xảy ra còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Ngành văn hóa, thể thao và du lịch và chính quyền cấp xã còn thiếu chặt chẽ.
- Đội ngũ cán bộ của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn mỏng (ở Phòng Văn hóa-Thông tin quận/huyện thường chỉ có một cán bộ theo dõi mảng di sản văn hóa hoặc không có cán bộ được đào tạo về di sản văn hóa).
- Bộ máy quản lý di tích còn trùng chéo chức năng, việc phân cấp giữa các cấp, các ngành chưa cụ thể.
Để khắc phục hiện tượng trên, Bộ VHTTDL đã và đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước:
- Đối với những bất cập trong công tác quản lý di tích, Bộ VHTTDL đang tích cực triển khai các bước xây dựng văn bản hướng dẫn về bộ máy quản lý di tích để các địa phương có thêm căn cứ kiện toàn lại bộ máy quản lý di tích, cụ thể:
+ Tổ chức các đoàn nghiên cứu đi khảo sát tại các điểm di tích tiêu biểu của các vùng miền như mô hình quản lý di tích Bà chúa Xứ (An Giang), điện Hòn Chén (Huế); chùa Giác Viên, đình Thông Tây Hội, Hội quán Nghĩa An (TP Hồ Chí Minh), đền Đồng Bằng (Thái Bình), đền Trần (Nam Định)… Nghiên cứu ý kiến của cộng đồng địa phương, của người trụ trì và của các cấp về bộ máy quản lý di tích.
+ Ngày 11/6/2013, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về công tác “bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa”, trong đó nội dung được quan tâm đặc biệt là các mô hình quản lý di tích.
+ Dự kiến tháng 9/2013 sẽ hoàn thiện văn bản của Bộ VHTTDL hướng dẫn các tỉnh/thành trên cả nước tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý di tích của địa phương.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động tu bổ di tích trên cả nước, chỉ đạo các tỉnh/thành đẩy mạnh triển khai lập, phê duyệt quy hoạch di tích theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Từ ngày 01/7/2013 Bộ VHTTDL sẽ cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các tổ chức, cá nhân nhằm hạn chế những sai phạm trong lĩnh vực này.
- Đối với việc đảm bảo lợi ích của người dân: Bộ VHTTDL sẽ yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiên túc việc công bố công khai quy hoạch, dự án tại địa phương; triển khai lồng ghép có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với việc bảo tồn di tích với tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu và gắn trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ di tích.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh
Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa trên địa bàn cả nước còn nhiều bất cập, hạn chế, trong đó có công tác của các Ban Quản lý di tích, công tác bảo tồn, tu sửa di tích, bảo đảm lợi ích người dân… Nhiều di tích cấp quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt động kém hiệu quả, kém năng lực của các Ban Quản lý di tích (Trưởng Ban Quản lý là cán bộ cấp xã như trường hợp Chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội) nhưng chậm được phát hiện xử lý. Khi có sai phạm xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, gây bất bình trong nhân dân.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, đồng chí Bộ trưởng nhìn nhận trách nhiệm trước thực trạng trên như thế nào? Bộ trưởng có các giải pháp gì để khắc phục các hạn chế nói trên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Cả nước có khoảng 4 vạn di tích, trong đó có 14 di sản thế giới, 34 di tích quốc gia đặc biệt, 3.203 di tích cấp quốc gia, 6.636 di tích cấp tỉnh, những vụ việc nổi cộm xảy ra trong thời gian qua ở một vài di tích, tuy không phải là phổ biến, nhưng Bộ VHTTDL đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương có liên quan (Hà Nội, Hưng Yên) để kiên quyết xử lý, chủ động triển khai một số công việc để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kiện toàn thêm một bước bộ máy quản lý di tích ở địa phương, giao cơ quan chức năng (Thanh tra, Tổ chức cán bộ, Di sản văn hóa) khảo sát đánh giá thực trạng tại các di tích và xác định một số nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý di tích:
- Còn một bộ phận lãnh đạo cấp xã, huyện và người trụ trì chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di tích và những yêu cầu về khoa học trong tu bổ di tích dẫn đến việc ứng xử đối với di tích tùy tiện.
- Việc ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tu bổ di tích khá đầy đủ và cụ thể nhưng chưa được phổ biến sâu rộng. Việc thiếu ý thức chấp hành pháp luật cộng với tư tưởng muốn di tích được “to lớn”, “khang trang”, “xứng tầm” nên coi nhẹ nguyên tắc “bảo tồn tối đa yếu tố gốc”.
- Việc kiểm tra, phát hiện để ngăn chặn các vi phạm ngay khi bắt đầu xảy ra còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Ngành văn hóa, thể thao và du lịch và chính quyền cấp xã còn thiếu chặt chẽ.
- Đội ngũ cán bộ của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn mỏng (ở Phòng Văn hóa-Thông tin quận/huyện thường chỉ có một cán bộ theo dõi mảng di sản văn hóa hoặc không có cán bộ được đào tạo về di sản văn hóa).
- Bộ máy quản lý di tích còn trùng chéo chức năng, việc phân cấp giữa các cấp, các ngành chưa cụ thể.
Để khắc phục hiện tượng trên, Bộ VHTTDL đã và đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước:
- Đối với những bất cập trong công tác quản lý di tích, Bộ VHTTDL đang tích cực triển khai các bước xây dựng văn bản hướng dẫn về bộ máy quản lý di tích để các địa phương có thêm căn cứ kiện toàn lại bộ máy quản lý di tích, cụ thể:
+ Tổ chức các đoàn nghiên cứu đi khảo sát tại các điểm di tích tiêu biểu của các vùng miền như mô hình quản lý di tích Bà chúa Xứ (An Giang), điện Hòn Chén (Huế); chùa Giác Viên, đình Thông Tây Hội, Hội quán Nghĩa An (TP Hồ Chí Minh), đền Đồng Bằng (Thái Bình), đền Trần (Nam Định)… Nghiên cứu ý kiến của cộng đồng địa phương, của người trụ trì và của các cấp về bộ máy quản lý di tích.
+ Ngày 11/6/2013, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về công tác “bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa”, trong đó nội dung được quan tâm đặc biệt là các mô hình quản lý di tích.
+ Dự kiến tháng 9/2013 sẽ hoàn thiện văn bản của Bộ VHTTDL hướng dẫn các tỉnh/thành trên cả nước tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý di tích của địa phương.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động tu bổ di tích trên cả nước, chỉ đạo các tỉnh/thành đẩy mạnh triển khai lập, phê duyệt quy hoạch di tích theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Từ ngày 01/7/2013 Bộ VHTTDL sẽ cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các tổ chức, cá nhân nhằm hạn chế những sai phạm trong lĩnh vực này.
- Đối với việc đảm bảo lợi ích của người dân: Bộ VHTTDL sẽ yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiên túc việc công bố công khai quy hoạch, dự án tại địa phương; triển khai lồng ghép có hiệu quả các dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với việc bảo tồn di tích với tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu và gắn trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ di tích.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh