Xây dựng và phát huy văn hóa gia đình và văn hóa làng xã
15/05/2014 | 14:40Giải pháp xây dựng và phát huy văn hóa gia đình và văn hóa làng xã trước tình hình hiện nay. (ĐBQH Phan Văn Tường - Thái Nguyên)
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phan Văn Tường - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tại Giấy ghi chất vấn số 161/SYCV-KH5 ngày 13/6/2013, nội dung như sau:
Giải pháp cả trước mắt và lâu dài để xây dựng và phát huy văn hóa gia đình và văn hóa làng xã trước tình hình hiện nay? Và trách nhiệm của Bộ trưởng?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
- Việc xây dựng và phát huy văn hóa gia đình, văn hóa làng xã là một trong những giải pháp quan trọng được xác định tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết đến nay (1998-2013), trọng tâm là việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân nói chung và nông dân nói riêng trong xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được kiện toàn trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào do Ngành văn hóa chỉ đạo và Ban vận động Trung ương Cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Trung ương, một hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện Phong trào đã được xây dựng tương đối đầy đủ, với 04 Thông tư quy định và hướng dẫn xét tặng các danh hiệu thi đua như: “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm, nội dung chính của Đề án là nhằm khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, đầu tư chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho người dân ở nông thôn thông qua các giải pháp nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, hoàn thiện hệ thống thiết chế và chất lượng hoạt động văn hóa-thể thao xã, thôn. Đề án là giải pháp của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Xin cảm ơn và chúc Đại biểu mạnh khoẻ./.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh
Giải pháp cả trước mắt và lâu dài để xây dựng và phát huy văn hóa gia đình và văn hóa làng xã trước tình hình hiện nay? Và trách nhiệm của Bộ trưởng?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
- Việc xây dựng và phát huy văn hóa gia đình, văn hóa làng xã là một trong những giải pháp quan trọng được xác định tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết đến nay (1998-2013), trọng tâm là việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân nói chung và nông dân nói riêng trong xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được kiện toàn trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào do Ngành văn hóa chỉ đạo và Ban vận động Trung ương Cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Trung ương, một hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện Phong trào đã được xây dựng tương đối đầy đủ, với 04 Thông tư quy định và hướng dẫn xét tặng các danh hiệu thi đua như: “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm, nội dung chính của Đề án là nhằm khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, đầu tư chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho người dân ở nông thôn thông qua các giải pháp nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, hoàn thiện hệ thống thiết chế và chất lượng hoạt động văn hóa-thể thao xã, thôn. Đề án là giải pháp của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Xin cảm ơn và chúc Đại biểu mạnh khoẻ./.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh