Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp về việc khắc phục một số tồn tại liên quan đến hoạt động bóng đá

13/08/2018 | 14:40

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được Phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế theo Công văn số 1777/TTKQH-GS ngày 24/5/2018 của Tổng Thư ký Quốc hội, nội dung chất vấn như sau:

Mặc dù bóng đá ở cấp độ đội tuyển Quốc gia, U23 trong nhũng năm qua đã đạt được nhiều thành công lớn làm nức lòng người hâm mộ, tuy nhiên, tại Giải Vô địch Ouốc gia nền tảng của đội tuyển vẫn còn một số vấn để nổi cộm liên quan đến

1. Thời gian tổ chức chưa phù hợp với lịch thi đấu quốc tế với thế giới

2. Đạo đức và văn hóa ứng xử của cầu thủ, huấn luyện viên, quan chức quản lý... còn chưa phù hợp, có khi phản cảm.

3. Công tác trọng tài chưa tốt, bất hợp lý,... gây nhiều bức xúc cho khán giả và công luận.
4. Mặc dù có một số trận đấu hay, nhưng nhìn chung chất lượng còn chưa cao nặng về bạo lực.

Xin Bộ trưởng cho biết sẽ làm gì để chấn chỉnh tình trạng này?

Cổng TTĐT của Bộ trích đăng toàn văn phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Công văn số 2504/BVHTTDL-VP ngày 18/6/2018 về nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội:

Về các nội dung chất vấn của Đại biểu, ngày 12/7/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản trả lời tại Công văn số 2926/BVHTTDL-VP (kèm theo). Đến nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật thêm một số thông tin sau:

Hiện nay trên cả nước có 58 câu lạc bộ bóng đá đỉnh cao, trong đó có 14 câu lạc bộ chuyên nghiệp, 10 câu lạc bộ hạng nhất, 16 câu lạc bộ hạng nhì, 6 câu lạc bộ bóng đá nữ và có 12 câu lạc bộ bóng đá futsal tham gia vòng chung kết toàn quốc. Ngoài ra còn có một số câu lạc bộ bóng đá hạng ba và câu lạc bộ futsal nữ. Các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, hạng nhất được tổ chức và hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp.

Hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia bao gồm: Giải Vô địch quốc gia (V- League), Giải hạng nhất, Giải Cúp quốc gia, Giải siêu Cúp quốc gia, Cấp Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Giải hạng Nhì quốc gia, Giải hạng Ba quốc gia, các giải trẻ quốc gia (U21, U18, U15, U13, U11), giải bóng đá nữ, giải Futsal và giải bóng đá bãi biển.

Hàng năm, căn cứ vào lịch thi đấu bóng đá quốc tế của FIFA, AFC, AFF, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp với Hội đồng HLV quốc gia, Giám đốc kỹ thuật, Ban huấn luyện các đội tuyển để thống nhất chương trình hoạt động của các đội tuyển bóng đá quốc gia. Do chủ động trong việc xây dựng lịch thi đấu các giải trong nước phù hợp với lịch thi đấu quốc tế nên các đội tuyển có đủ thời gian tuyển chọn, tập huấn thi đấu các giải quốc tế; trường hợp phải điều chỉnh lịch rất ít và do điều kiện bất khả kháng vì những lý do khách quan. Mỗi năm, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức khoảng 250 trận đấu bóng đá chuyên nghiệp, trên 1.100 trận đấu bóng đá ngoài chuyên nghiệp, tổ chức khoảng 4-5 giải bóng đá quốc tế, 4-6 trận đấu của đội tuyển quốc gia. Hầu hết tất cả các trận đấu tại V-League đều được truyền hình trực tiếp. Theo thống kê, V.League 2017, có 523.000 người/88 trận (trung bình có 5.943 người/trận), đặc biệt sau thành công của đội tuyển U23 quốc gia tại vòng chung kết châu Á đã tạo ra hiệu ứng tốt khi thu hút lượng khán giả tới sân theo dõi và cổ vũ rất đông tại V.League 2018, theo thống kê tại 7 vòng đấu đã có tổng cộng 446.000 khán giả trực tiếp tới sân, đạt trung bình 9.112 người/trận, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm trước.

Hệ thống bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta đang dần được hoàn thiện; bước đầu mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp; từng bước xây dựng và định hướng phát triển thị trường đào tạo, chuyển nhượng cầu thủ một cách lành mạnh, minh bạch theo thông lệ quốc tế. Ban trọng tài quốc gia thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Các quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ trọng tài, giám sát, cán bộ tổ chức thi đấu được thực hiện nghiêm túc. Đến nay đã xây dựng được đội ngũ trọng tài có trình độ cao, trong đó có 4 trọng tài, 5 trợ lý trọng tài được phong cấp FIFA.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã dạt được, trong hoạt động bóng đá còn xảy ra một số hiện tượng tiêu cực. Để khắc phục một số tồn tại liên quan đến hoạt động bóng đá mà Đại biểu đã đề cập ở trên, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản về phòng, chống tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV lần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục thể thao, trong đó tập trung vào các quy định về quản lý hoạt động thể thao chuyên nghiệp; xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của huấn luyện viên, vận động viên và trọng tài thể thao; sửa đổi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp..

- Chỉ đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam:

+ Đổi mới phương thức quản lý, điều hành các hoạt động bóng đá chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật và điều chỉnh phù hợp với lịch thi đấu bóng đá quốc tế để sắp xếp lịch thi đấu cho phù hợp với thực tế nhằm tạo điều kiện cho đội tuyển bóng đá quốc gia chuẩn bị tốt để tham dự các giải quốc tế cũng như để các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức, ứng xử văn hóa cho trọng tài để trọng tài có chuyên môn vững vàng, luôn có thái độ khách quan, công tâm trong điều hành; yêu cầu Ban Trọng tài đánh giá, rà soát và phân công trọng tài theo đúng nguyên tắc và phù hợp với năng lực, tính chất của các trận đấu; không phân công làm nhiệm vụ với những trọng tài không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, đạo đức, làm ảnh hưởng đến uy tín của trọng tài và gây mất lòng tin đối với khán giả. Đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ trọng tài; loại bỏ trọng tài kém năng lực và phẩm chất đạo đức.

+ Chủ động phối hợp với cơ quan công an trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong bóng đá như: Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan công an, phối hợp, điều tra, xác minh theo yêu cầu của cơ quan công an đối với các biểu hiện cá độ, dàn xếp tỷ số của các đối tượng liên quan.

+ Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, phi thể thao, phi văn hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyên, nâng cao ý thức chuyên nghiệp, chấp hành các quy định của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp đối với các câu lạc bộ, cầu thủ và quan chức, các thành viên câu lạc bộ.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Đại biểu./.

Cổng TTĐT

>> Toàn văn nội dung văn bản

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×