Khắc phục tình trạng thủ tục hành chính trong tôn tạo di tích và quản lý hòm tiền công đức
21/02/2014 | 09:57Bộ trưởng cần sớm có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thủ tục hành chính rườm rà và sự kêu cứu của các công trình cổ hiện nay? tăng cường quản lý hướng dẫn trong quản lý hòm tiền công đức hiện nay? (ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh - Hà Nội)
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại Giấy ghi chất vấn số 171/SYCV-KH5 ngày 14/6/2013, nội dung như sau:
Kính thưa Bộ trưởng, tôi có 2 câu hỏi xin gửi Bộ trưởng:
1) Bảo tồn phát huy các di sản văn hóa từ lâu được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm. Cả nước có hàng ngàn di tích, trừ những di tích Cách mạng, còn phần lớn là những di tích gắn với tín ngưỡng, tôn giáo thờ các vị anh hùng dân tộc, có công với đất nước. Các di tích này do các chức sắc tôn giáo cùng các tín đồ xưa nay tạo dựng, nay nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà nước chưa có đủ kinh phí để trùng tu. Các chức sắc tôn giáo bằng uy tín và trách nhiệm của mình đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân, nhưng mỗi lần xin phép, Bộ Văn hóa lại để quá lâu, có trường hợp lo sợ di tích bị hư hại, sập sệ, phải dỡ ra xây dựng lại thì phạm luật. Vậy, Bộ trưởng cần sớm có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, và sự kêu cứu của các công trình cổ hiện nay?
2) Thời gian qua, có ý kiến đề xuất quy định Nhà nước quản lý hòm tiền công đức của người dân phát tâm đóng góp ở các chùa chiền, gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều cử tri cho rằng những ý kiến này thể hiện thiếu hiểu biết về pháp luật tín ngưỡng tôn giáo. Từ trước đến nay, dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn nhiều, nhưng chưa bao giờ Nhà nước ta đòi quản lý những hòm tiền công đức này. Vậy Bộ trưởng cần làm gì chỉ đạo cán bộ trong ngành tăng cường quản lý, hướng dẫn, nhưng tránh những đề xuất kiểu này gây bức xúc, không đồng thuận trong xã hội.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
1. Thủ tục hành chính trong trùng tu, tôn tạo di tích
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định việc thẩm định quy hoạch, dự án tu bổ di tích phải thực hiện trong 30 ngày làm việc, Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thời gian thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải thực hiện trong 20 ngày làm việc.
Việc tu bổ di tích mang tính đặc thù cao, đòi hỏi công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về di tích và công tác khảo sát đánh giá hiện trạng di tích… cần phải được thực hiện bài bản, cẩn trọng và đi trước một bước. Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng còn là công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ... Vì vậy, việc tu bổ phải đáp ứng nguyên tắc khoa học về bảo tồn; việc xây dựng mới cần phải phù hợp với tổng thể di tích, không thể tùy tiện theo nguyện vọng của người công đức.
Trong thời gian qua, một số dự án, thiết kế tu bổ di tích đã làm không tốt công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; không làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu phục vụ việc tu bổ, phục hồi di tích… dẫn đến việc các dự án, thiết kế đề xuất các nội dung, phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi không phù hợp. Nhiều dự án, thiết kế tu bổ di tích đề xuất xây dựng nhiều công trình mới trong khu vực bảo vệ di tích làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường di tích… Chính vì vậy, khi thẩm định các dự án có những nội dung chưa phù hợp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị địa phương điều chỉnh lại dự án, do đó thời gian thẩm định dự án tu bổ một số di tích bị kéo dài. Do tính phức tạp của việc tu bổ di tích cần có sự đồng thuận của nhiều bên, mà trường hợp di tích chùa Một Cột (thành phố Hà Nội) là một ví dụ. Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã triển khai lập dự án khá lâu nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của các nhà khoa học, của người trụ trì nên chưa thể trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước về trùng tu, tôn tạo di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, thẩm định hồ sơ đúng quy định và có biện pháp nhắc nhở và xử lý các vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Về đề xuất quy định Nhà nước quản lý hòm tiền công đức của người dân phát tâm đóng góp ở các chùa chiền
Hiện nay, trong công tác quản lý lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhận thấy có nhiều ý kiến bức xúc trong xã hội về có những biểu hiện lộn xộn, phản cảm và thiếu minh bạch trong sử dụng nguồn thu từ công đức tại một số cơ sở di tích có thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Nguồn thu từ công đức, tài trợ cho cơ sở và nguồn thu khác thu được từ việc tổ chức lễ hội của cơ sở tôn giáo đã xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phải được công khai trong Ban quản lý di tích. Nguồn thu này được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ di tích, hoạt động tôn giáo và đảm bảo đời sống bình thường của chức sắc, nhà tu hành tại cơ sở đó”.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Thông tư quy định về thực hiện nếp sống văn minh nơi cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có nội dung hướng dẫn quy định vấn đề này. Theo đó, Nhà nước không quản lý trực tiếp nguồn thu công đức mà chỉ hướng dẫn về nguyên tắc để các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có biện pháp tự quản và đảm bảo các khoản tiền công đức của người dân được sử dụng, đầu tư đúng mục đích, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh
Kính thưa Bộ trưởng, tôi có 2 câu hỏi xin gửi Bộ trưởng:
1) Bảo tồn phát huy các di sản văn hóa từ lâu được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm. Cả nước có hàng ngàn di tích, trừ những di tích Cách mạng, còn phần lớn là những di tích gắn với tín ngưỡng, tôn giáo thờ các vị anh hùng dân tộc, có công với đất nước. Các di tích này do các chức sắc tôn giáo cùng các tín đồ xưa nay tạo dựng, nay nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà nước chưa có đủ kinh phí để trùng tu. Các chức sắc tôn giáo bằng uy tín và trách nhiệm của mình đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân, nhưng mỗi lần xin phép, Bộ Văn hóa lại để quá lâu, có trường hợp lo sợ di tích bị hư hại, sập sệ, phải dỡ ra xây dựng lại thì phạm luật. Vậy, Bộ trưởng cần sớm có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, và sự kêu cứu của các công trình cổ hiện nay?
2) Thời gian qua, có ý kiến đề xuất quy định Nhà nước quản lý hòm tiền công đức của người dân phát tâm đóng góp ở các chùa chiền, gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều cử tri cho rằng những ý kiến này thể hiện thiếu hiểu biết về pháp luật tín ngưỡng tôn giáo. Từ trước đến nay, dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn nhiều, nhưng chưa bao giờ Nhà nước ta đòi quản lý những hòm tiền công đức này. Vậy Bộ trưởng cần làm gì chỉ đạo cán bộ trong ngành tăng cường quản lý, hướng dẫn, nhưng tránh những đề xuất kiểu này gây bức xúc, không đồng thuận trong xã hội.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
1. Thủ tục hành chính trong trùng tu, tôn tạo di tích
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định việc thẩm định quy hoạch, dự án tu bổ di tích phải thực hiện trong 30 ngày làm việc, Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thời gian thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải thực hiện trong 20 ngày làm việc.
Việc tu bổ di tích mang tính đặc thù cao, đòi hỏi công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về di tích và công tác khảo sát đánh giá hiện trạng di tích… cần phải được thực hiện bài bản, cẩn trọng và đi trước một bước. Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng còn là công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ... Vì vậy, việc tu bổ phải đáp ứng nguyên tắc khoa học về bảo tồn; việc xây dựng mới cần phải phù hợp với tổng thể di tích, không thể tùy tiện theo nguyện vọng của người công đức.
Trong thời gian qua, một số dự án, thiết kế tu bổ di tích đã làm không tốt công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; không làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu phục vụ việc tu bổ, phục hồi di tích… dẫn đến việc các dự án, thiết kế đề xuất các nội dung, phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi không phù hợp. Nhiều dự án, thiết kế tu bổ di tích đề xuất xây dựng nhiều công trình mới trong khu vực bảo vệ di tích làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường di tích… Chính vì vậy, khi thẩm định các dự án có những nội dung chưa phù hợp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị địa phương điều chỉnh lại dự án, do đó thời gian thẩm định dự án tu bổ một số di tích bị kéo dài. Do tính phức tạp của việc tu bổ di tích cần có sự đồng thuận của nhiều bên, mà trường hợp di tích chùa Một Cột (thành phố Hà Nội) là một ví dụ. Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã triển khai lập dự án khá lâu nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của các nhà khoa học, của người trụ trì nên chưa thể trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước về trùng tu, tôn tạo di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, thẩm định hồ sơ đúng quy định và có biện pháp nhắc nhở và xử lý các vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Về đề xuất quy định Nhà nước quản lý hòm tiền công đức của người dân phát tâm đóng góp ở các chùa chiền
Hiện nay, trong công tác quản lý lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nhận thấy có nhiều ý kiến bức xúc trong xã hội về có những biểu hiện lộn xộn, phản cảm và thiếu minh bạch trong sử dụng nguồn thu từ công đức tại một số cơ sở di tích có thực hành tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Nguồn thu từ công đức, tài trợ cho cơ sở và nguồn thu khác thu được từ việc tổ chức lễ hội của cơ sở tôn giáo đã xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh phải được công khai trong Ban quản lý di tích. Nguồn thu này được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ di tích, hoạt động tôn giáo và đảm bảo đời sống bình thường của chức sắc, nhà tu hành tại cơ sở đó”.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Thông tư quy định về thực hiện nếp sống văn minh nơi cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có nội dung hướng dẫn quy định vấn đề này. Theo đó, Nhà nước không quản lý trực tiếp nguồn thu công đức mà chỉ hướng dẫn về nguyên tắc để các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có biện pháp tự quản và đảm bảo các khoản tiền công đức của người dân được sử dụng, đầu tư đúng mục đích, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh