Hạn chế các tiêu cực tại các điểm du lịch
16/04/2014 | 11:20Giải pháp hạn chế tình trạng lừa gạt, “chặt chém”, chèo kéo khách tại các điểm du lịch, tính liên kết trong phát triển du lịch (ĐBQH Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc)
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc tại Giấy ghi chất vấn số 77/SYCV-KH5 ngày 31/5/2013, nội dung như sau:
Tình trạng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam bị một số đối tượng lừa gạt, chặt chém, chèo kéo khách tại các điểm du lịch gây phản cảm, đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Tính liên doanh, liên kết trong hoạt động du lịch còn yếu, “mạnh ai nấy làm” đã ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch. Bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế tình trạng trên? Theo Bộ trưởng, để du lịch Việt Nam trở thành ngành “công nghiệp không khói” thì cần có những giải pháp gì?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Trong thời gian qua, tình trạng lừa đảo, “chặt chém”, ép khách du lịch diễn ra khá phổ biến ở một số địa bàn trọng điểm du lịch. Để giải quyết tình trạng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai một số giải pháp sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trên toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo điều kiện môi trường Du lịch. Tháng 12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 4297/BVHTTDL-TTr ngày đề nghị các tỉnh/thành phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương tăng cường giải quyết, xử lý triệt để các hiện tượng cướp giật, lừa đảo, ép mua, ép giá, đeo bám, tranh giành khách; xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường như: Xả rác thải, nước thải bừa bãi, nhà vệ sinh không có hoặc có nhưng không đảm bảo vệ sinh, văn minh; tăng cường chấn chỉnh các dịch vụ du lịch kém chất lượng.
- Ngày 13/5/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 1712/BVHTTDL-TCDL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Đến nay, đã có một số địa phương thiết lập đường dây nóng đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, một số địa phương khác vẫn chưa kịp triển khai nội dung này.
- Trong tháng 5, tháng 6/2013 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 3 Đoàn công tác gồm Thanh tra, Tổng cục Du lịch, các cơ quan liên quan do đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng Đoàn khảo sát, làm việc với các địa phương trọng điểm về du lịch có nạn cướp giật, chèo kéo, đeo bám, bắt chẹt khách du lịch: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Thanh Hoá.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - với tư cách cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã chủ động đề xuất và xây dựng Đề án cải thiện môi trường du lịch báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch ngày 06/6/2013 tại 64 đầu cầu (63 tỉnh/thành và Văn phòng Chính phủ). Hội nghị đã tập trung đánh giá hiện trạng, chỉ rõ 10 nguyên nhân và thảo luận 4 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp, với 10 giải pháp cấp bách để chống cướp giật, chèo kéo, chặt chém, theo bám khách du lịch, cụ thể:
- 4 nhiệm vụ chính được xác lập:
+ Xây dựng hoàn thiện các khu, điểm du lịch, dịch vụ
+ Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện
+ Nâng cao năng lực các lực lượng đảm bảo môi trường du lịch
+ Nâng cao nhận thức, năng lực, phát huy vai trò cộng đồng trong cải thiện môi trường du lịch
- 5 nhóm giải pháp được đề ra:
+ Nhóm các giải pháp về quản lý
+ Nhóm các giải pháp về nguồn lực
+ Nhóm các giải pháp tuyên truyền, đào tạo
+ Nhóm các giải pháp về phối hợp liên ngành
+ Nhóm các giải pháp về đầu tư, cơ sở vật chất
- Với một số giải pháp cần làm ngay:
+ Lắp biển chỉ dẫn, cảnh báo cho du khách về những rủi ro có thể gặp phải về y tế, an ninh, đồng thời niêm yết công khai các quy định về dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, nhà ga, bến cảng; lắp Camera cố định tại một số địa điểm du lịch thường xảy ra tình trạng cướp giật, bán hàng rong, ăn xin tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch.
+ Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch trên địa bàn. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu lắp đặt các biển báo, cấm đậu xe, bán hàng rong. Chấm dứt tình trạng dựng quán, bán hàng rong, ăn xin tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch.
+ Rà soát, hướng dẫn, tổ chức cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm tại các địa phương, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng.
+ Nghiên cứu xây dựng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát du lịch để đề nghị Bộ công an đề xuất chính phủ thành lập hoặc nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng phân công lực lượng chuyên trách về an ninh trật tự du lịch. Tăng cường hơn nữa các đội đặc nhiệm hình sự tuần tra, kiểm soát tại các ngã đường, tuyến điểm du lịch ngăn chặn tình trạng cướp giật.
+ Thành lập các Trung tâm hỗ trợ du khách (Visitor Center) phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà…
+ Triển khai các Đoàn kiểm tra liên ngành vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm khách du lịch, tập trung tại các nhà ga, bến cảng, khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch.
Tại Hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân-Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã kết luận sẽ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường và đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong tháng 6/2013. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch hướng dẫn các địa phương triển khai việc cải thiện môi trường du lịch hướng tới mục tiêu “Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện”.
- Tổ chức các đoàn công tác của Bộ triển khai, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị).
- Tính liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch?
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do vậy, để phát triển du lịch, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương với nhau. Vấn đề liên kết trong phát triển du lịch đã dược đề cập cụ thể trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện nội dung này của Chiến lược, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, triển khai các hoạt động cụ thể:
1. Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng các Quy hoạch vùng.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện:
- Liên kết trong xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.
- Liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.
- Liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Liên kết và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và của cộng đồng địa phương về vao trò và định hướng của việc phát triển du lịch.
3. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp và liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp trong việc liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, các địa phương, các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm, chủ động liên kết để phát triển du lịch.
- Giải pháp du lịch trở thành ngành “công nghiệp không khói” phát triển:
Để du lịch phát triển bền vững, trước hết cần thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp đã được nêu ra trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 5 quan điểm:
1. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
3. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
4. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
Bên cạnh 5 quan điểm, Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam cũng đã đề ra 7 nhóm giải pháp, bao gồm:
1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch: Các địa phương cần chủ động phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh để thu hút khách du lịch. Việc phát triển sản phẩm phải gắn với nghiên cứu thị trường và định hướng thị trường.
2. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây là nhóm giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch các vùng sâu, vùng xa.
3. Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nhân lực du lịch: Mục tiêu của nhóm giải pháp này là phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, có chất lượng cao, có kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
4. Nhóm giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch: Tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du lịch Việt Nam; Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm.
5. Nhóm giải pháp về đầu tư, chính sách phát triển du lịch: Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì việc xây dựng dự thảo luật Du lịch sửa đổi cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nhằm tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy du lịch phát triển.
6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế: Mục tiêu trọng tâm của nhóm giải pháp này là tăng cường trao đổi, liên kết với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút khách, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế, hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
7. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch: Tập trung vào việc tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Để thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp thì phải đề cao vai trò chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết trong phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và quản lý điểm đến, xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn.
Xin cảm ơn và chúc Đại biểu mạnh khoẻ./.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh
Tình trạng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam bị một số đối tượng lừa gạt, chặt chém, chèo kéo khách tại các điểm du lịch gây phản cảm, đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Tính liên doanh, liên kết trong hoạt động du lịch còn yếu, “mạnh ai nấy làm” đã ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch. Bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế tình trạng trên? Theo Bộ trưởng, để du lịch Việt Nam trở thành ngành “công nghiệp không khói” thì cần có những giải pháp gì?
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Trong thời gian qua, tình trạng lừa đảo, “chặt chém”, ép khách du lịch diễn ra khá phổ biến ở một số địa bàn trọng điểm du lịch. Để giải quyết tình trạng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai một số giải pháp sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trên toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo điều kiện môi trường Du lịch. Tháng 12/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 4297/BVHTTDL-TTr ngày đề nghị các tỉnh/thành phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương tăng cường giải quyết, xử lý triệt để các hiện tượng cướp giật, lừa đảo, ép mua, ép giá, đeo bám, tranh giành khách; xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường như: Xả rác thải, nước thải bừa bãi, nhà vệ sinh không có hoặc có nhưng không đảm bảo vệ sinh, văn minh; tăng cường chấn chỉnh các dịch vụ du lịch kém chất lượng.
- Ngày 13/5/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 1712/BVHTTDL-TCDL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Đến nay, đã có một số địa phương thiết lập đường dây nóng đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, một số địa phương khác vẫn chưa kịp triển khai nội dung này.
- Trong tháng 5, tháng 6/2013 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 3 Đoàn công tác gồm Thanh tra, Tổng cục Du lịch, các cơ quan liên quan do đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng Đoàn khảo sát, làm việc với các địa phương trọng điểm về du lịch có nạn cướp giật, chèo kéo, đeo bám, bắt chẹt khách du lịch: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Thanh Hoá.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - với tư cách cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã chủ động đề xuất và xây dựng Đề án cải thiện môi trường du lịch báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch ngày 06/6/2013 tại 64 đầu cầu (63 tỉnh/thành và Văn phòng Chính phủ). Hội nghị đã tập trung đánh giá hiện trạng, chỉ rõ 10 nguyên nhân và thảo luận 4 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp, với 10 giải pháp cấp bách để chống cướp giật, chèo kéo, chặt chém, theo bám khách du lịch, cụ thể:
- 4 nhiệm vụ chính được xác lập:
+ Xây dựng hoàn thiện các khu, điểm du lịch, dịch vụ
+ Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện
+ Nâng cao năng lực các lực lượng đảm bảo môi trường du lịch
+ Nâng cao nhận thức, năng lực, phát huy vai trò cộng đồng trong cải thiện môi trường du lịch
- 5 nhóm giải pháp được đề ra:
+ Nhóm các giải pháp về quản lý
+ Nhóm các giải pháp về nguồn lực
+ Nhóm các giải pháp tuyên truyền, đào tạo
+ Nhóm các giải pháp về phối hợp liên ngành
+ Nhóm các giải pháp về đầu tư, cơ sở vật chất
- Với một số giải pháp cần làm ngay:
+ Lắp biển chỉ dẫn, cảnh báo cho du khách về những rủi ro có thể gặp phải về y tế, an ninh, đồng thời niêm yết công khai các quy định về dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch, nhà ga, bến cảng; lắp Camera cố định tại một số địa điểm du lịch thường xảy ra tình trạng cướp giật, bán hàng rong, ăn xin tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch.
+ Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch trên địa bàn. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu lắp đặt các biển báo, cấm đậu xe, bán hàng rong. Chấm dứt tình trạng dựng quán, bán hàng rong, ăn xin tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch.
+ Rà soát, hướng dẫn, tổ chức cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm tại các địa phương, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng.
+ Nghiên cứu xây dựng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát du lịch để đề nghị Bộ công an đề xuất chính phủ thành lập hoặc nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng phân công lực lượng chuyên trách về an ninh trật tự du lịch. Tăng cường hơn nữa các đội đặc nhiệm hình sự tuần tra, kiểm soát tại các ngã đường, tuyến điểm du lịch ngăn chặn tình trạng cướp giật.
+ Thành lập các Trung tâm hỗ trợ du khách (Visitor Center) phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà…
+ Triển khai các Đoàn kiểm tra liên ngành vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết, tháng cao điểm khách du lịch, tập trung tại các nhà ga, bến cảng, khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch.
Tại Hội nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân-Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã kết luận sẽ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường và đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong tháng 6/2013. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch hướng dẫn các địa phương triển khai việc cải thiện môi trường du lịch hướng tới mục tiêu “Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện”.
- Tổ chức các đoàn công tác của Bộ triển khai, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị).
- Tính liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch?
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do vậy, để phát triển du lịch, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương với nhau. Vấn đề liên kết trong phát triển du lịch đã dược đề cập cụ thể trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện nội dung này của Chiến lược, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo, triển khai các hoạt động cụ thể:
1. Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng các Quy hoạch vùng.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện:
- Liên kết trong xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.
- Liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.
- Liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Liên kết và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và của cộng đồng địa phương về vao trò và định hướng của việc phát triển du lịch.
3. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp và liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong phát triển du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp trong việc liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, các địa phương, các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm, chủ động liên kết để phát triển du lịch.
- Giải pháp du lịch trở thành ngành “công nghiệp không khói” phát triển:
Để du lịch phát triển bền vững, trước hết cần thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp đã được nêu ra trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 5 quan điểm:
1. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
3. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
4. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
Bên cạnh 5 quan điểm, Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam cũng đã đề ra 7 nhóm giải pháp, bao gồm:
1. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch: Các địa phương cần chủ động phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh để thu hút khách du lịch. Việc phát triển sản phẩm phải gắn với nghiên cứu thị trường và định hướng thị trường.
2. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch: Đây là nhóm giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch các vùng sâu, vùng xa.
3. Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nhân lực du lịch: Mục tiêu của nhóm giải pháp này là phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, có chất lượng cao, có kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
4. Nhóm giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch: Tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu du lịch Việt Nam; Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm.
5. Nhóm giải pháp về đầu tư, chính sách phát triển du lịch: Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì việc xây dựng dự thảo luật Du lịch sửa đổi cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nhằm tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy du lịch phát triển.
6. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế: Mục tiêu trọng tâm của nhóm giải pháp này là tăng cường trao đổi, liên kết với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút khách, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và nâng cao vị thế, hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
7. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch: Tập trung vào việc tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đủ mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Để thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp thì phải đề cao vai trò chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết trong phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và quản lý điểm đến, xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn.
Xin cảm ơn và chúc Đại biểu mạnh khoẻ./.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh