Giải pháp để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng
24/03/2014 | 15:58Đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến và giải pháp để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng để đem những giải thưởng quốc tế lớn về cho đất nước. (ĐBQH Phạm Tất Thắng - Vĩnh Long)
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long tại Giấy ghi chất vấn số 196/SYCV-KH5 ngày 18/6/2013, nội dung như sau:
Có một nghịch lý trong thể thao là môn “thể thao vua” (bóng đá) được xã hội rất quan tâm, được xã hội hóa mạnh, có tổ chức bộ máy tốt, cầu thủ, trọng tài có thu nhập tốt thì thành tích thi đấu quốc tế thấp, không ổn định, liên tục xảy ra tiêu cực. Những môn khác ít được quan tâm hơn thì lại có thành tích quốc tế tốt (ví dụ: cờ vua).
Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này và giải pháp để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng để có thể đem những những giải thưởng quốc tế lớn về cho đất nước
Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này và giải pháp để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng để có thể đem những những giải thưởng quốc tế lớn về cho đất nước
Về nội dung chất vấn của Đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
Bóng đá là môn thể thao phổ cập nhất và đón nhận được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội, là môn thể thao được phản ánh nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta. Với lợi thế được xã hội đặc biệt quan tâm, bóng đá là môn có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hiện xã hội hóa so với các môn thể thao khác. Trên cơ sở thu hút, huy động được các nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển bóng đá nên chế độ đãi ngộ đối với các cầu thủ, trọng tài, huấn luyện viên bóng đá được đảm bảo tốt hơn so với các môn thể thao khác.
Mặc dù vậy, thành tích thi đấu quốc tế của môn bóng đá còn thấp, không ổn định, chưa tương xứng với sự quan tâm, kỳ vọng của quần chúng, đúng như phản ánh của Đại biểu.
Việc bóng đá Việt Nam chưa đạt được thành tích cao như mong muốn có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là nền tảng thể lực, tầm vóc của cầu thủ bóng đá Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp, đòi hỏi nhiều về sức mạnh và thể lực, trong khi cầu thủ bóng đá Việt Nam có thể hình thấp bé, hạn chế về thể lực, gặp nhiều bất lợi trong việc áp dụng chiến thuật thi đấu đối với các đội bóng có trình độ cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý bóng đá, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo vận động viên năng khiếu, áp dụng khoa học công nghệ trong huấn luyện bóng đá... còn nhiều bất cập.
Về tiêu cực trong hoạt động bóng đá: trong thời gian trước đây, các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá xảy ra tương đối nhiều. Tuy nhiên, khi bóng đá chuyển sang hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài được nâng lên; cùng với đó là sự tăng cường quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự phối hợp tích cực của các cơ quan chuyên ngành trong việc phòng, chống tiêu cực nên thời gian gần đây, các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá đã được hạn chế và giảm rõ rệt.
Để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng nhằm đem lại những huy chương về cho đất nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng chính sách phát triển thể thao dài hạn, trên cơ sở đó từng bước tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước (xây dựng chương trình mục tiêu, các chiến lược, kế hoạch phát triển thể thao…).
- Tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các môn thể thao có thế mạnh, phù hợp với đặc điểm thể chất và đặc điểm tâm lý của người Việt Nam.
- Cải thiện các chính sách đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, đặc biệt đối với các vận động viên trọng điểm chuẩn bị cho ASIAD, Olympic (về chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm, các danh hiệu vinh dự, các chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương và bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, chính sách hướng nghiệp, khuyến khích tạo việc làm cho vận động viên sau khi kết thúc thời hạn thi đấu...).
- Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, các ngành trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo tập trung cao độ cho các vận động viên ưu tú ở những môn thể thao, nội dung trọng điểm nhằm giúp cho vận động viên phát huy được tối đa khả năng của mình để có thể đạt được thành tích tốt nhất.
- Huy động các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư trong lĩnh vực thể thao thành tích cao, bao gồm: các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao, nguồn thu từ hoạt động tài trợ, quảng cáo, khai thác bản quyền, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về thể thao, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Khuyến khích lập các quỹ tài trợ, quỹ bảo vệ tài năng thể thao, quỹ hỗ trợ vận động viên… do các tổ chức, cá nhân đứng ra góp vốn và tổ chức hoạt động.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp cùng sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, thể thao Việt Nam, trong đó có bóng đá, sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong tương lai, từng bước đáp ứng sự mong đợi của quần chúng nhân dân cả nước.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh
Bóng đá là môn thể thao phổ cập nhất và đón nhận được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội, là môn thể thao được phản ánh nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta. Với lợi thế được xã hội đặc biệt quan tâm, bóng đá là môn có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hiện xã hội hóa so với các môn thể thao khác. Trên cơ sở thu hút, huy động được các nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển bóng đá nên chế độ đãi ngộ đối với các cầu thủ, trọng tài, huấn luyện viên bóng đá được đảm bảo tốt hơn so với các môn thể thao khác.
Mặc dù vậy, thành tích thi đấu quốc tế của môn bóng đá còn thấp, không ổn định, chưa tương xứng với sự quan tâm, kỳ vọng của quần chúng, đúng như phản ánh của Đại biểu.
Việc bóng đá Việt Nam chưa đạt được thành tích cao như mong muốn có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là nền tảng thể lực, tầm vóc của cầu thủ bóng đá Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp, đòi hỏi nhiều về sức mạnh và thể lực, trong khi cầu thủ bóng đá Việt Nam có thể hình thấp bé, hạn chế về thể lực, gặp nhiều bất lợi trong việc áp dụng chiến thuật thi đấu đối với các đội bóng có trình độ cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý bóng đá, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo vận động viên năng khiếu, áp dụng khoa học công nghệ trong huấn luyện bóng đá... còn nhiều bất cập.
Về tiêu cực trong hoạt động bóng đá: trong thời gian trước đây, các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá xảy ra tương đối nhiều. Tuy nhiên, khi bóng đá chuyển sang hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài được nâng lên; cùng với đó là sự tăng cường quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự phối hợp tích cực của các cơ quan chuyên ngành trong việc phòng, chống tiêu cực nên thời gian gần đây, các hiện tượng tiêu cực trong bóng đá đã được hạn chế và giảm rõ rệt.
Để tăng nguồn lực đầu tư cho các môn thể thao tiềm năng nhằm đem lại những huy chương về cho đất nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng chính sách phát triển thể thao dài hạn, trên cơ sở đó từng bước tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước (xây dựng chương trình mục tiêu, các chiến lược, kế hoạch phát triển thể thao…).
- Tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các môn thể thao có thế mạnh, phù hợp với đặc điểm thể chất và đặc điểm tâm lý của người Việt Nam.
- Cải thiện các chính sách đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao, đặc biệt đối với các vận động viên trọng điểm chuẩn bị cho ASIAD, Olympic (về chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm, các danh hiệu vinh dự, các chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương và bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, chính sách hướng nghiệp, khuyến khích tạo việc làm cho vận động viên sau khi kết thúc thời hạn thi đấu...).
- Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, các ngành trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo tập trung cao độ cho các vận động viên ưu tú ở những môn thể thao, nội dung trọng điểm nhằm giúp cho vận động viên phát huy được tối đa khả năng của mình để có thể đạt được thành tích tốt nhất.
- Huy động các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư trong lĩnh vực thể thao thành tích cao, bao gồm: các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao, nguồn thu từ hoạt động tài trợ, quảng cáo, khai thác bản quyền, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về thể thao, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Khuyến khích lập các quỹ tài trợ, quỹ bảo vệ tài năng thể thao, quỹ hỗ trợ vận động viên… do các tổ chức, cá nhân đứng ra góp vốn và tổ chức hoạt động.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng rằng, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp cùng sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, thể thao Việt Nam, trong đó có bóng đá, sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong tương lai, từng bước đáp ứng sự mong đợi của quần chúng nhân dân cả nước.
Xin cám ơn và chúc Đại biểu mạnh khỏe!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh