Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phát triển du lịch Cộng đồng từ sản phẩm Gốm Chăm

18/12/2019 | 14:13

Làng gốm cổ Bàu Trúc có lịch sử hình thành và phát triển hơn 800 năm với những kỹ thuật nghề tinh xảo được nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Chăm nơi đây bảo tồn, gìn giữ.

Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) được đánh giá là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á. Đồng bào Chăm vốn theo chế độ mẫu hệ, "mẹ truyền con nối", đa phần các sản phẩm đều do bàn tay khéo léo của người phụ nữ Chăm tạo nên. Vì thế, gốm Bàu Trúc mang vẻ đẹp độc đáo, khác biệt so với gốm ở các nơi khác.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỪ GỐM CHĂM - Ảnh 1.

Gốm Bàu Trúc có vẻ đẹp đặc biệt bởi nguyên liệu và cách làm độc đáo. Để có những chiếc bình, chum, nồi đất đẹp và bền, người Bàu Trúc phải lấy đất sét từ bờ sông Quao trộn với cát mịn theo từng tỷ lệ nhất định đối với mỗi sản phẩm. Khoảng thời gian để đất đầy lại như cũ kéo dài khoảng 1 năm. Đó là lý do vì sao trải qua 8 thế kỷ mà đất sét vàng phục vụ sản xuất gốm của làng Bàu Trúc không bao giờ hết. Và vì thế, người dân ở đây vẫn gọi đó là "đất thần".

Trải qua bao thăng trầm, làng nghề gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm thuộc tỉnh Ninh Thuận có lúc đứng trước nguy cơ mai một khi số hộ theo nghề ngày càng giảm sút. Nếu như trước đây, cả làng có khoảng 500 hộ thì nay chỉ còn khoảng 180 hộ trụ lại với nghề. Người trẻ ở làng giờ họ không mặn mà với nghề truyền thống lắm bởi thu nhập không cao, lại vất vả nên tôi càng cố gắng học hỏi để tạo thêm nhiều sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và sau này truyền nghề lại cho con cháu mình".

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận đã triển khai dự án Chiến lược marketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 với tổng chi phí 26,3 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh cũng quan tâm, hỗ trợ các nghệ nhân trong việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng khu triển lãm để trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt, tháng 9-2018, Hội đồng Anh tại Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI), Sở VHTTDL Ninh Thuận cùng địa phương thực hiện Dự án Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào di sản tại làng Bàu Trúc. Sau một năm triển khai, đến nay đã có 60 thành viên là người dân trong làng, được chia thành 4 nhóm: Nhóm gốm, đón tiếp, ẩm thực và văn nghệ để tập huấn, nâng cao năng lực trong các lĩnh vực đón tiếp khách, tiếp thị sản phẩm, phục vụ bữa ăn cho du khách. Bên cạnh các sản phẩm gốm truyền thống, các thành viên cũng học cách chế biến, đóng gói sản phẩm bánh củ gừng và mủ trôm để làm quà lưu niệm cho du khách...

Chọn mua sản phẩm có thể cảm nhận được sức sống mới đang bừng lên ở làng gốm cổ Bàu Trúc, rõ ràng là du lịch cộng đồng đã góp phần bảo vệ nghề truyền thống của đồng bào Chăm ở nơi đây khỏi nguy cơ mai một. Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại sinh kế cho người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan và những giá trị văn hóa bản địa cho làng Bàu Trúc. Đó cũng là hướng đi bền vững để bảo tồn những di sản quý báu của mỗi dân tộc./.

Vụ Văn hóa dân tộc

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×