Phát triển đời sống văn hoá của dân tộc Hoa trên địa bàn tỉnh Bình Phước
04/10/2022 | 09:15Đồng bào người Hoa đã tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở, tích cực cùng địa phương tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn.
Là một tỉnh thuộc vùng lan toả, cộng đồng người Hoa trên địa bàn tỉnh Bình Phước là dân di cư từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đồng bào dân tộc Hoa cư trú rải rác trong nhiều địa phương của tỉnh, xen kẽ với cộng đồng các dân tộc khác, chủ yếu là người Việt (Kinh). Cũng giống như các thành phần dân tộc khác hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, người Hoa với vống văn hoá cổ truyền độc đáo, có sự giao thoa với văn hoá các cộng đồng dân tộc khác của tỉnh, có sự đóng góp quan trọng và ngày càng được chú ý trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với ý thức cộng đồng cao, cộng đồng người Hoa trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, gia đình văn hóa. Tại địa bàn có người Hoa sinh sống, đồng bào người Hoa đã tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở, tích cực cùng địa phương tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng với nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn.
Thực hiện Chỉ thị số 62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngành VHTTDL Bình Phước đã chỉ đạo tham gia, tổ chức trưng bày, triển lãm với hơn các hình ảnh, hiện vật về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có cộng đồng người Hoa nhân các ngày lễ, sự kiện của đất nước, địa phương, dân tộc. Đồng thời, triển khia công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức như băng rôn; panô, panơ; cắm cờ các loại, tuyên truyền bằng xe lưu động, tích cực góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng người Hoa tỉnh Bình Phước.
Bên cạnh đó, hàng năm, ngành VHTTDL Bình Phước đã tổ chức biểu diễn hơn 100 buổi/năm (cấp tỉnh), 500 buổi lưu động/năm (cấp huyện), đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh được giao, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có cộng đồng người Hoa, nâng cao trình độ dân trí của đồng bào, góp phần tuyên truyền, vận động các dân tộc hiểu về nhau, gần gũi, quý trọng và tương hỗ cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bên cạnh đó, hằng năm ngành chỉ đạo các Đội Chiếu phim lưu động tổ chức chiếu phim phục vụ nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc. Thông qua những thước phim tài liệu cách mạng, những hình ảnh cụ thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tấm gương sáng vươn lên trong cuộc sống, tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng người Hoa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần, trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp cộng đồng người Hoa, trung bình 850 buổi chiếu/ năm, đạt và vượt chỉ tiêu pháp lệnh được giao.
Đồng thời, ngành cũng đã chỉ đạo Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tromg đó có cộng đồng người Hoa. Tính riêng từ năm 1995 đến nay có gần 500 buổi biểu diễn/ năm và ước có khoảng 787.950 lượt người xem, đem lại hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Đặc biệt, tỉnh đã duy trì và phát triển Liên hoan Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước định kỳ 02 năm 01 lần trở thành Ngày hội văn hóa truyền thống của tỉnh, thu hút gần 1.000 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên người dân tộc thiểu số nói chung của tỉnh tham gia tranh tài, biểu diễn ở các thể loại và thu hút đông đảo du khách tham quan, hưởng ứng.
Một thời kỳ mới đang mở ra với đất nước Việt Nam, chúng ta đang chủ động, tự tin, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà trên trận tuyến văn hoá cũng đầy gay go quyết liệt. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới và khu vực sẽ ngày càng tác động sâu sắc đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta. Văn hoá Việt Nam nói chung và của người Hoa nói riêng sẽ có nhiều cơ hội giao thoa với các nền văn hoá các dân tộc trên thế giới.
Để góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của người Hoa trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong tình hình mới, cần quan tâm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Hoa và mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa người Hoa với bản sắc văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Bình Phước. Chú trọng tuyên truyền, làm rõ cái chung và cái riêng để đảm bảo sự hài hòa, bảo tồn và phát triển cái riêng trong bản sắc văn hóa của từng dân tộc để làm phong phú, đa dạng nền văn hóa chung của các dân tộc, đảm bảo sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt là cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích việc sáng tạo những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phản 6 ảnh trung thực và phong phú mọi hoạt động trong cuộc sống, sự hội nhập của người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, cộng đồng các dân tộc tỉnh Bình Phước nói riêng.
Mở rộng nhiều hình thức hoạt động văn hóa, tăng cường sự giao lưu văn hóa giữa người Hoa với các dân tộc thông qua các Hội thi, Hội diển, Liên hoan văn hoá, thể thao và du lịch, đồng thời vận động đồng bào xóa bỏ những hủ ục lạc hậu, mê tín không có lợi cho sự đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng; Kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn các loại văn hóa phẩm độc hại tác động vào cộng đồng người Hoa nói riêng, cộng đồng các dân tộc nói chung.