Những điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
09/05/2016 | 10:01Câu hỏi: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 có điểm gì mới so với Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 2010 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003? Trả lời:
Kế thừa những quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 2010 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 (sau đây gọi là Luật cũ); để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, ngày 25.6.2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Luật gồm 10 chương, 98 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.9.2015. Những điểm mới của luật như sau:
Thứ nhất, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, thay vì do ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện như trước đây.
Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4 của Luật quy định: Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Thứ hai, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 chú trọng hơn về quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân so với luật cũ. Các tiêu chuẩn này đều được liên hệ với Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đó là các tiêu chuẩn: Có trình độ chuyên môn, có sức khoẻ, có kinh nghiệm công tác và uy tín.
Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội năm 2015 như sau:
Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Như vậy, trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quyền giới thiệu người ra ứng cử đề cao trách nhiệm, giới thiệu những ứng cử viên tiêu biểu, có độ tuổi thích hợp, có đủ đức, đủ tài để cử tri có điều kiện lựa chọn những người thực sự xứng đáng làm đại biểu cho mình.
Thứ ba, Luật quy định cụ thể về tỷ lệ phải có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số và ít nhất 35% là phụ nữ.
Cụ thể, tại Khoản 2 và 3, Điều 8 của Luật quy định rõ: Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Cũng theo đó, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong đó bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Thứ tư, những người đang bị tạm giam, những người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc.
Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 29 của Luật quy định như sau: Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ năm, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định cụ thể việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật này.
Cụ thể, tại Điều 67 nêu rõ: Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia; người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
(Nguồn Tài liệu tuyên truyền Những nội dung cơ bản của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội dồng nhân dân năm 2015 - Vụ Pháp chế)
Thứ nhất, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, thay vì do ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện như trước đây.
Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4 của Luật quy định: Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Thứ hai, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 chú trọng hơn về quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân so với luật cũ. Các tiêu chuẩn này đều được liên hệ với Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đó là các tiêu chuẩn: Có trình độ chuyên môn, có sức khoẻ, có kinh nghiệm công tác và uy tín.
Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội năm 2015 như sau:
Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Như vậy, trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quyền giới thiệu người ra ứng cử đề cao trách nhiệm, giới thiệu những ứng cử viên tiêu biểu, có độ tuổi thích hợp, có đủ đức, đủ tài để cử tri có điều kiện lựa chọn những người thực sự xứng đáng làm đại biểu cho mình.
Thứ ba, Luật quy định cụ thể về tỷ lệ phải có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số và ít nhất 35% là phụ nữ.
Cụ thể, tại Khoản 2 và 3, Điều 8 của Luật quy định rõ: Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Cũng theo đó, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong đó bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Thứ tư, những người đang bị tạm giam, những người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc.
Cụ thể, tại Khoản 5, Điều 29 của Luật quy định như sau: Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ năm, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định cụ thể việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật này.
Cụ thể, tại Điều 67 nêu rõ: Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia; người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
(Nguồn Tài liệu tuyên truyền Những nội dung cơ bản của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội dồng nhân dân năm 2015 - Vụ Pháp chế)