Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Một số phương pháp điều trị nghiện ma túy phổ biến

13/10/2016 | 11:36

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều phương pháp cai nghiện, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, thường chia thành 2 nhóm: nhóm phương pháp cai nghiện không dùng thuốc và nhóm dùng thuốc.

Phương pháp cai nghiện không dùng thuốc

Cai khan
Cai khô còn gọi là cai chay, cai bo, cai khô… hay cắt ngang, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho người bệnh lên cơn vật vã, kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày nhưng di chứng kéo dài 2-3 tháng, người cai nghiện mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xương kéo dài hàng tháng.
 
Nếu người sử dụng ma túy được đưa vào các trung tâm cai nghiện/ trại cai nghiện và bắt buộc phải lao động, khép vào kỷ luật và học tập. Thường trong thời gian 2 - 3 nǎm giúp người bệnh trở về trạng thái không lệ thuộc ma túy và có thể tái hòa nhập cộng đồng.
 
Song, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi áp dụng cho những người nghiện nhẹ, mới mắc và có quyết tâm. Đối với người nghiện nặng, khi tình trạng sức khỏe quá yếu, suy kiệt sẽ không đủ sức khi lên cơn vật vã. Bên cạnh đó, phương pháp này thường kết hợp với các loại thuốc cắt cơn, có thể nguy hiểm cho người bệnh. Thực tế, tỷ lệ tái nghiện khi người bệnh sử dụng phương pháp này khá cao, khi chỉ chú trọng giai đoạn cắt cơn, mà không giải quyết được gốc rễ vấn đề tâm lý người sử dụng ma túy và những hỗ trợ sau cai.


 Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Phương pháp thùy miên

Những người sử dụng ma túy cai nghiện bằng phương pháp này sẽ được ngủ nhân tạo từ 3 - 7 ngày và được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Người cai nghiện giảm bớt cơn vật vã, không đau đớn, nhưng có nhược điểm là khi có bệnh lý trong nội tạng sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Một hạn chế nữa của phương pháp thùy miên là chỉ có tác dụng bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn. Bệnh nhân lên cơn trong khi ngủ và sau đó di chứng nghiện còn kéo dài hàng tháng.
 
Phẫu thuật thùy trán
Người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não liên quan đến đoạn trí nhớ về cảm giác thèm muốn ma túy, làm cho họ không còn cảm thấy cần ma túy nữa.
Phương pháp này có ưu điểm cắt cơn hiệu quả và nhiều trường hợp có thể cai nghiện thành công. Nhưng, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không phân biệt được sự phải trái của hành động.
 
Phương pháp cai nghiện dùng thuốc

Dùng thuốc đối kháng
Trong y tế hiện nay, người ta sử dụng rộng rãi các thuốc như: nalorphin, naloxon để gây ra các tác dụng dược lý đối kháng với các tác dụng của ma túy như làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của các chất tác động hệ thần kinh gây nghiện, làm mất các triệu chứng giảm đau, sảng khoái, suy giảm hô hấp, táo bón, co thắt đường mật, co thắt đường tiết niệu, co đồng tử, giảm huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay các loại thuốc này giá thành rất cao. . Khi dùng các loại thuốc này, người bệnh lên cơn vật vã, bứt rứt, khó chịu, táo bón, độc với gan và thận, gây hại cho sức khỏe và có thể gây sốc thuốc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma túy.

Điều trị bằng chất thay thế
Là kiểu phương pháp "lấy độc trị độc", dùng các thuốc methadon, lacetyl methadon và propoxyphen… là các chất gây nghiện (gần như một loại ma túy tổng hợp) cùng nhóm nhưng có tác dụng kéo dài hơn và có độc tính thấp hơn các chất để điều trị thay thế. Trong đó methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện.
Methadon là chất gây nghiện, tác dụng giảm đau có thời gian tác dụng từ 8-12 giờ, trong khi đó morphin chỉ có tác dụng 4-5 giờ. Để cắt cơn nghiện, người bệnh dùng methadon với liều 10-12mg/ngày, sau đó tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà giảm liều dùng. Methadone có giá thành rẻ, tăng liều cũng chậm hơn và khi lên cơn nghiện cũng ít chật vật hơn.

Giảm dần
Còn gọi là phương pháp cai dần (về mặt thời gian) hay giảm liều (lượng ma túy). Người cai nghiện sẽ giảm liều lượng ma túy mỗi ngày một ít, tăng dẫn khoảng cách thời gian dùng ma túy, trong thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã như phương pháp cai khô.
Song tỷ lệ cai nghiện thành công là rất thấp, và trong quá trình giảm dần, người cai nghiện vẫn phải dùng chất ma túy, khiến thời gian cắt cơn kéo dài và tỷ lệ tái nghiện cao.


 Ảnh minh họa. Nguồn tiengchuong.vn

Dùng các thuốc hướng tâm thần
Phương pháp này đã được Bộ Y tế ban hành và áp dụng từ năm 1995, bằng cách dùng các thuốc giải lo âu, thuốc an thần kinh, các thuốc chống trầm cảm cắt cơn trong vòng 7- 10 ngày. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hướng tâm thần nhiều tác dụng phụ, người bệnh vật vã nhiều, các triệu chứng dị cảm, dòi bò, rối loạn tiêu hóa và tác động xấu đến tâm lý người bênh.

Dùng các chất không gây nghiện để cắt cơn
Người bệnh ma túy là những người bị nhiễm độc bởi ma túy. Họ có thể có các biểu hiện phản ứng ở hệ tiêu hóa như: nôn mửa, ỉa chảy, co thắt dạ dày... nên các nhà y học dùng các thuốc để điều trị các phản ứng này. Ví dụ như có thể dùng các loại thuốc atropin, scopolamin. Những người bệnh bị trạng thái thao thức không ngủ được thì dùng furazepam. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng Seduxen là loại thuốc an thần giúp người cai nghiện trấn tĩnh được.
Mặc đầu vậy, các loại thuốc này mang lại tỷ lệ cai nghiện thành công không cao, thời gian dài và  tỷ lệ tái nghiện cao.
 
Thuốc Đông y
Các loại thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, ít độc và ít tác dụng phụ, có hiệu lực trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy, quá trình cắt cơn êm dịu, thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng của hội chứng cai, như là triệu chứng dị cảm và thèm ma túy.
Hiện nay có 2 thuốc Đông y đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký cho phép lưu hành trong các trung tâm cai nghiện là thuốc cedemex, thuốc bông sen.
Mỗi người có thể trạng cũng như mức độ mắc nghiện, tâm tính, môi trường và điều kiện kinh tế khác nhau, vì thế không thể nói phương pháp này phù hợp với người này người kia. Đôi khi phải là sự kết hợp nhiều phương pháp dành cho một người mới hiệu quả. Ngoài các phương pháp kể trên cần phải có liệu pháp tâm lý, giúp cơ thể vận động lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý… để người nghiện không tái nghiện, tái nhập cộng đồng, có cơ hội việc làm tạo ra thu nhập, sống không phụ thuộc…
Với người nghiện ma túy, khi không sử dụng ma túy nữa sẽ gây nên “hội chứng cai nghiện” với các biểu hiện thèm chất ma tuý như: Toát mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, đau nhức cơ bắp, tăng thân nhiệt, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, giãn đồng tử, nổi da gà hoặc ớn lạnh, ngáp, mất ngủ…khiến nhu cầu về ma túy sẽ chiến thắng ý chí và nghị lực. Người nghiện mặc dù có khả nǎng phân biệt được hành vi đúng, sai, nhưng họ không còn khả nǎng chỉ huy thân thể nữa. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì kể cả phạm tội miễn sao có ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Vì vậy, cắt được cơn nghiện là điều kiện giúp người nghiện ma túy dễ dàng cai được.

Hà Anh (Tổng hợp)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×