Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết quả công tác xá minh, truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã phạm tội về ma túy ở địa bàn Hòa Bình, Sơn La

04/05/2017 | 14:36


                                                
Hòa Bình, Sơn La là địa bàn phức tạp về ma túy, giáp danh với biên giới Lào, hàng ngày các đối tượng phạm tội ma túy là người Lào móc nối với người Việt Nam ở khu vực biên giới, tổ chức thành từng tốp 5 đến 7 người, thậm chí có tốp trên dưới 20 người, tự trang bị vũ khí (AK, súng ngắn, lựu đạn), vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam tập kết ở địa bàn xã Lóng Luông, Vân Hồ, Hang Kia, Pà Cò để tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Mặc dù những năm qua các lực lượng chức năng đã bắt giữ hàng trăm đối tượng đưa ra xét xử, nhưng tình hình tội phạm ma túy ở các xã này vẫn phức tạp. Riêng xã Lóng Luông lúc cao điểm có trên 40 đối tượng truy nã lẩn trốn tiếp tục mua bán ma túy. 
Xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình và xã Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La có địa hình phức tạp nằm trong khu vực Tây Bắc, rừng núi hiểm trở, đường xá vào các bản độc đạo, khó khăn, xa trung tâm huyện, dân cư chủ yếu là người Mông, đời sống kinh tế khó khăn, trước đây là vùng có điều kiện, khí hậu, thời tiết hợp với việc trồng cây thuốc phiện vì vậy cuộc sống của người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và trồng cây thuốc phiện. Sau khi có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện thì người dân tập trung trồng ngô, khoai, sắn, mận, đào... năng suất thấp. Mùa mưa thì lũ quét, mùa khô nước sinh hoạt không có, phải đi mua từng can nước vận chuyển cả chục km, vì vậy cuộc sống của đồng bào khu vực này gặp rất nhiều khó khăn.

 

Ảnh minh họa. Nguồn vov.

Người Mông ở khu vực này chịu sự tác động của phong tục tập quán, ngôn ngữ riêng của người Mông của dòng tộc... là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm thâm nhập vào địa bàn để hoạt động, cũng là nơi ẩn nấp của các đối tượng truy nã. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu, nhiều cán bộ đảng viên còn tham gia hoạt động mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy, người dân trình độ văn hóa thấp, ít hiểu biết về pháp luật, bị lôi kéo, dụ dỗ vào hoạt động phạm tội. Qua công tác điều tra cơ bản tại địa bàn các xã này số người nghiện, đối tượng về ma túy, tù tha về rất nhiều, xã Lóng Luông người nghiện ma túy 87, đối tượng nghi vấn phạm tội ma túy 85 người, đối tượng đã bắt đi tù: 218 người, đối tượng truy nã 31; Xã Hang Kia: người nghiện 36, đối tượng nghi hoạt động ma túy: 52 người, đối tượng đang thi hành án tại các trại giam: 67 người, đối tượng truy nã: 6. Đặc biệt số đối tượng truy nã về tội phạm ma túy tập trung ở địa bàn, móc nối với đối tượng bản địa hình thành ổ nhóm, đường dây, trang bị vũ khí sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng. Đến 05/3/2010 tổng số đối tượng truy nã tại xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình có 17 đối tượng truy nã, xã Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La có 38 đối tượng truy nã về ma túy đều là người Mông.
Sau 5 năm thực hiện phương án 592, 279, kế hoạch 248...và số đối tượng truy nã phát sinh, đã bắt, vận động đầu thú, thanh loại hiện nay còn tồn tại: Hang Kia, Pà Co, Mai Châu, Hòa Bình là 7 đối tượng truy nã phạm tội về ma túy; Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La là: 33 đối tượng truy nã phạm tội về ma túy.
Thủ đoạn hoạt động của TPMT hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tự trang bị vũ khí, khi bị bắt chống trả quyết liệt lại lực lượng chức năng. Các đối tượng phạm tội ma túy hoạt động phần lớn ở các tỉnh giáp biên với Lào, Cam Pu Chia, Trung Quốc, khi bị truy nã, lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở, lợi dụng những khó khăn trong công tác quản lý vùng giáp biên, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh để lẩn trốn vào rừng, sang Lào thậm chí có dối tượng vẫn sống tại gia đình nhưng có vũ khí sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng, địa hình đi lại khó khăn nên các lực lượng chức năng không dám vào bắt, thường xuyên thay đổi chỗ ở, thay đổi nhân dạng, sử dụng giấy tờ giả, tạo vỏ bọc, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để chống trả khi bị phát hiện, truy bắt. Quá trình lẩn trốn các đối tượng này tiếp tục hoạt động mua bán ma túy, lôi kéo, đe dọa mua chuộc chính quyền cơ sở, nhân dân bao che cho chúng như ở Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình; Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La.
Khó khăn:
    - Địa bàn Hòa Bình, Sơn La nói chung, Hang Kia, Pà Cò, Lóng Luông nói riêng là vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi hiểm trở, nhiều làng bản, đường vào bản đi lại khó khăn (chỉ có 1 con đường độc đạo) rất khó cho việc tổ chức vây bắt đối tượng ma túy và đối tượng truy nã.
    - Các đối tượng truy nã hầu hết có vũ khí, khi bị bắt chống trả quyết liệt gây lo lắng cho các lực lượng tham gia.
    - Đồng bào dân tộc lạc hậu, nghèo khó bị đối tượng phạm tội ma túy mua chuộc lôi kéo, không dám tố giác hoặc ủng hộ chính quyền trong việc tuyên truyền vận động các đối tượng ra tự thú.
    - Cấp ủy chính quyền của 1 số bản yếu kém, không dám đấu tranh, thậm chí liên quan hoặc có người thân liên quan đến ma túy, cho nên không ủng hộ lực lượng chức năng, thậm chí có những bản như Tà Dê, Lũng Xá xã Lóng Luông, lực lượng chức năng vào bắt tội phạm rất khó khăn, bị đặt điều kiện.
    Kết quả bắt và vận động đầu thú
    - Từ năm 2010 đến 2015, tổng số đối tượng truy nã phạm tội về ma túy của Sơn La gồm 200 đối tượng, đã bắt và vận động ra đầu thú 129 đối tượng, hiện còn 71 đối tượng, trong đó riêng xã Loóng Luông còn 27 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm chưa bắt được, các đối tượng này tiếp tục móc nối với một số đối tượng truy nã ở các địa phương khác tiếp tục mua bán ma túy.
    - Tại Hòa Bình có 39 đối tượng truy nã về ma túy, đã bắt được 22 đối tượng, còn 17 đối tượng, trong đó có 07 đối tượng truy nã về ma túy ở Hang Kia, Pà Cò.

 

                            

Ảnh minh họa. Nguồn: dantri.com.vn

Đặc biệt trong 05 năm qua, trước tình hình tội phạm ma túy phức tạp, đối tượng ma túy là người dân tộc thiểu số trốn nhiều chưa bắt được. Ngày 24/9/2010, lãnh đạo 03 ngành (Công an – Kiểm sát – Tòa án) Trung ương đã ra Thông báo số 71 áp dụng chính sách khoan hồng đối với đối tượng truy nã về ma túy là người dân tộc ở 03 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa. Các địa phương đã tích cực vận động được 21 đối tượng ra đầu thú, đều được vận dụng chính sách khoan hồng giảm nhẹ hình phạt, xét xử dưới khung, không tử hình đối với đối tượng phạm tội đặc biệt nguy hiểm, có tác dụng tốt đối với đồng bào dân tộc.
Để tổ chức truy bắt, vận động các đối tượng truy nã đầu thú có hiệu quả cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
    1. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân về tác hại, pháp luật phòng chống ma túy, từ đó nhân dân có nhận thức từ bỏ, tránh xa với tội phạm ma túy, tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, tích cực hỗ trợ các lực lượng chức năng trong phòng chống tội phạm nói chung và truy bắt đối tượng truy nã nói riêng. Tích cực củng cố hệ thống chính trị tại các xã, bản, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc, giúp xóa đói giảm nghèo, để nhân dân tin theo Đảng, không để tội phạm ma túy mua chuộc, lôi kéo vào con đường phạm tội và tham gia chống đối chính quyền.
    2. Các lực lượng chức năng phải làm tốt công tác điều tra cơ bản giúp nắm tình hình di biến động, chống đối của đối tượng phạm tội ma túy, đối tượng truy nã. Động viên vận động những người có uy tín, già làng, trưởng bản, có trách nhiệm động viên gia đình, đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật, Có kế hoạch tổ chức đấu tranh có hiệu quả, tránh thương vong cho cán bộ chiến sỹ tham gia truy bắt. Những đối tượng phạm tội ma túy, đối tượng truy nã khi bắt được cần nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân trốn, Nơi lẩn trốn... tìm ra sơ hở thiếu sót trong quản lý để có biện pháp chấn chỉnh. Hoàn chỉnh hồ sơ sớm đưa xét xử lưu động, để giáo dục răn đe.
    3. Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và địa phương vùng biên giới phải chủ động xây dựng kế hoạch báo cáo Lãnh đạo Bộ cử tổ công tác sang phối hợp với Bộ an ninh Lào tổ chức bắt các đối tượng truy nã. Đối với những đối tượng có vũ khí, nguy hiểm, chống đối cần xây dựng kế hoạch tổ chức vây bắt, cần thiết phải áp dụng biện pháp mạnh đối với một số đối tượng có vũ khí chống đối, tiếp tục mua bán ma túy để làm gương, giáo dục.
    4. Thường xuyên tổ chức tập huấn, chiến thuật bắt giữ cho lực lượng tham gia bắt đối tượng truy nã. Giáo dục tinh thần trách nhiệm mưu trí, dũng cảm, không ngại khó khăn gian khổ, tích cực tổ chức bắt truy nã. Có chế độ chính sách thi đua khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bắt truy nã./.

 Phạm Văn Chình Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×