Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Dân tộc Rơ Măm, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

12/12/2019 | 14:06

Dân tộc Rơ Măm là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

Tên gọi khác: Rơ-măm Ale (Tên gọi nhóm)

Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khơ Me

Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Kon Tum

Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009):  436 người

Dân tộc Rơ Măm, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam - Ảnh 1.

1. Truyền thống

- Tiếng nói: Tiếng Rơ Măm.

- Chữ viết: Không có chữ viết.

- Đặc điểm sinh kế: Làm nương rẫy; Săn bắt và hái lượm.

- Nghề truyền thống: Đan lát, rèn.

- Ẩm thực: Cơm nếp, rau rừng, các nướng ống; Rượu cần.

- Trang phục: Nữ áo cộc tay vai thẳng, váy hở màu trắng nguyên sợi bông; Nam đóng khố trắng.

- Nhà cửa: Nhà dài có hành lang chính giữa, chạy suốt chiều dài sàn.

- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Có ca dao, tục ngữ, một số điệu dân ca và truyện cổ; Lưu giữ bộ chiêng số lượng lớn. Tại huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 100 bộ chiêng.

- Lễ hội tiêu biểu: Các nghi lễ nông nghiệp: Mừng chọc tỉa lúa; Lúa lên đòng; Lúa mới.

- Hôn nhân: Song hệ. Thiên về phụ hệ.

- Tang ma: Dùng trống báo tang; Mộ người chết mặt không quay vào làng.

- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Sinh hoạt nhà Rông, đứng đầu trưởng làng.

- Tục lệ, tín ngưỡng: Tin ở đa thần liên quan đến lao động sản xuất.

2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi

- Nhà ở truyền thống đang chuyển sang nhà xây như người Kinh.

- Phụ nữ Rơ Măm có tục đeo hoa tai. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo đeo bằng gỗ.

- Trước đây người Rơ Măm chỉ kết hôn trong cùng dân tộc, ngày nay quan hệ đó đã được mở rộng.

- Ngày nay đời sống văn hóa vật chất của đồng bào đang được cải thiện từng bước, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn.

3. Giải pháp

- Giữ gìn, bảo tồn không gian sống bản làng của người Rơ Măm.

- Phát triển dân số của họ.

- Bảo tồn tiếng nói khẩn cấp. - Bảo tồn dân ca, dân vũ và các nhạc cụ truyền thống dân tộc.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×