Dân tộc Lự, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
10/12/2019 | 07:05Dân tộc Lự là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Lự, Lừ
Nhóm ngôn ngữ: Tày - Thái
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Lai Châu, Thái Nguyên, Lâm Đồng
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 5.601 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng Lự.
- Chữ viết: Chữ mẫu Pali.
- Đặc điểm sinh kế: Thành thạo canh tác lúa nước, có nương ngô, khoai, sắn; Chăn nuôi trâu lấy sức kéo, gà-vịt lấy thịt.
- Nghề truyền thống: Đan lát, dệt vải, đúc bạc nén, làm trang sức, rèn.
- Ẩm thực: Xôi nếp đồ, cháo gạo tẻ; Đồ ăn cay; Uống chè, rượu men lá.
- Trang phục: Áo chàm, xẻ ngực; Đầu đội khăn hoa văn bổ dọc.
- Nhà cửa: Nhà sàn 4 mái, mái kéo dài che làm hiên (Nhà hươn).
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Múa "xề", múa đôi, múa ôm nhau, múa nón,… Nhạc cụ trống, chiêng và sáo đôi.
- Lễ hội tiêu biểu: Lễ cúng mừng năm mới; Lễ té nước; Lễ cúng hồn trâu; Lễ cúng ma bản.
- Hôn nhân: Ngoại hôn dòng họ, nhưng để thành vợ chồng thì phụ thuộc quyết định của bố mẹ. Số ít có hôn nhân "dao khâu đồng".
- Tang ma: Mổ trâu đen cúng tiễn; Chôn không đắp mồ.
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Cư trú thành mường rộng lớn (mường Lự); Cư trú thành thôn bản, có lệ bản bất thành văn là quy ước chung.
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ đa thần; Thờ cúng tổ tiên.
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
- Người Lự vẫn duy trì các thiết chế xã hội cổ truyền trong nếp sống gia đình, dòng họ, cộng đồng bản.
- Các yếu tố văn hóa ngoại lai ít có tác động vào văn hóa Lự.
- Ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, ma chay đến nay vẫn được duy trì trong khi các dân tộc khác đã bị mai một.
3. Giải pháp
- Cần có những chính sách phù hợp với tập quán sinh hoạt văn hóa của đồng bào Lự. - Bảo tồn bằng cách ít tác động vào họ mà để họ phát huy ý thức tự giác tộc người.