Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Dân tộc Lô Lô, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

14/12/2019 | 14:08

Dân tộc Lô Lô là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn

Nhóm ngôn ngữ: Tạng - Miến

Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn

Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 4.541 người

Dân tộc Lô Lô, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam - Ảnh 1.

1. Truyền thống

- Tiếng nói: Tiếng Lô Lô.

- Chữ viết: Chữ viết Lô Lô có dạng tượng hình (đã mai một).

- Đặc điểm sinh kế: Làm ruộng nước và nương định canh;  Chăn nuôi gia đình; Buôn bán.

- Nghề truyền thống: Trồng lanh, dệt thổ cẩm.

- Ẩm thực: Cơm tẻ, bột ngô; Thịt trâu khô, món lạp, da trâu nấu canh bon, nậm pịa, thắng cố.

- Trang phục: Nữ áo xẻ ngực, quần chân què, có nơi bên ngoài còn quấn xà cạp; Nam đội khăn quấn.

- Nhà cửa: Nhà trệt, nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất.

- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Nhiều truyện kể thần thoại, nhiều làn điệu dân ca trữ tình; Là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng.

- Lễ hội tiêu biểu: Tết Nguyên đán, tục ăn Cơm mới, tết Ðoan ngọ, Rằm tháng bảy...

- Hôn nhân: Nặng mang tính gả bán; Quan hệ hôn nhân nội tộc; Một vợ một chồng, cư trú bên chồng.

- Tang ma: Nghi thức hóa trang, nhảy múa, giá đánh lộn.

- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Gia đình phụ quyền.

- Tục lệ, tín ngưỡng: Coi mọi vật đều có linh hồn.

2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi

- Dù nhà sàn, nhà đất hay nhà nứa sàn nửa đất, cách bố cục trong nhà của người Lô Lô ở các vùng luôn giống nhau.

- Đặc điểm văn hóa đậm nét trong trang phục nữ khó nhầm lẫn với các tộc người khác.

- Xưa mỗi bản đều có rừng cấm, nơi trú ngụ của thổ công, họ kiêng đốt rừng, chặt cây. Nay không còn nhiều nữa.

- Đồng bào Lô Lô còn giữ được nhiều bộ trống đồng. Tộc trưởng cất giữ trống đồng cho dòng họ, bảo quản bằng cách chôn xuống đất. Mỗi khi trong họ có người chết, trống được đào lên để múa ma.

- Người Lô Lô tự hào về vốn nghệ thuật dân gian của mình: múa, hát, truyện cổ tích, các mẫu thêu trên quần áo,... Các văn hóa truyền thống đó đến nay vẫn còn nhiều.

3. Giải pháp

- Bảo tồn, gìn giữ, phát huy trang phục nữ độc đáo của người Lô Lô.

- Khích lệ đồng bào thực hành văn hóa truyền thống của mình trong các dịp sinh hoạt văn hóa. - Phát triển văn hóa nghệ thuật dân gian trống đồng và hát dân ca, múa cổ truyền (múa ma).

Vụ Văn hóa dân tộc

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×