Dân tộc La Hủ, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
10/12/2019 | 07:03Dân tộc La Hủ là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Xá lá vàng, Cò Sung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú
Nhóm ngôn ngữ: Tạng - Miến
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Lai Châu, Thái Nguyên
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 9.651 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng La Hủ.
- Chữ viết: Không có chữ.
- Đặc điểm sinh kế: Làm nương du canh luân chuyển cao; Săn bắt, đánh cá.
- Nghề truyền thống: Đan, dệt, gốm, rèn.
- Ẩm thực: Ngô, cơm nếp chuyển sang cơm tẻ; Thịt rau lượm tự nhiên.
- Trang phục: Nữ mặc quần áo dài, áo trong tay dài, cài bên phải, áo ngoài tay ngắn, cài giữa ngực.
- Nhà cửa: Nhà trệt hoặc trình tường bằng đất hoặc ván, mái lợp lá.
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Thích nghe và sử dụng thành thạo các loại khèn và có trên 10 điệu múa khèn; Dùng trống giữ nhịp trong những điệu xòe.
- Lễ hội tiêu biểu: Tết "gạ ma thú", tết "gié khù chà", tết Đông "cá tho tho", tết "có nhẹ chà",...
- Hôn nhân: Có tục ở rể; Không đóng kín hôn nhân trong tộc người mình.
- Tang ma: Khi nhà có tang, đàn ông thổi kèn hoặc nhảy múa (không được hát) bên cạnh thi hài để vui với họ lần cuối.
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Xã hội chưa có sự phân hoá giàu nghèo; Quan hệ dòng họ lỏng lẻo, không có người đứng đầu,một số có tên chim, thú.
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên vào dịp cơm mới, tết tháng bảy hay gieo xong lúa.
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
- Tên tộc người La Hủ có ý nghĩa là con hổ.
- Người La Hủ không sống định cư, bản làng của họ không ổn định, thường phân tán trên các sườn núi đất cao, đi lại khó khăn, cách nhau 20-30 km. Gần đây đã có nhà ở ổn định, đa số ở nhà đất.
- Từ một cuộc sống của một dân tộc gần như đói khổ nhất trong các dân tộc ở miền Bắc, vài chục năm trở lại đây, đời sống đồng bào đã ổn định.
- Sống định canh định cư.
- Nạn đói được xóa bỏ.
- Tình trạng mù chữ giảm nhiều.
Các hoạt động văn hóa thôn bản diễn ra trong các dịp cưới xin, ma chay, lễ tết rất sôi nổi nhưng cũng không còn được nguyên bản như trước đây.
3. Giải pháp
- Tổ chức các lớp bổ túc văn hóa, truyền dạy văn hóa nhằm giúp họ ý thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. - Vì thiết chế làng bản không có người đứng đầu nên vai trò của các thanh niên trí thức người La Hủ rất quan trọng, cần phải đào tạo cán bộ văn hóa nguồn tại chỗ.