Dân tộc Cờ Lao, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
14/12/2019 | 14:08Dân tộc Cờ Lao là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề
Nhóm ngôn ngữ: Ka Đai
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Hà Giang
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 2.636 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng Cờ Lao.
- Chữ viết: Không có chữ cái Cờ Lao; Nhiều người biết chữ Hán.
- Đặc điểm sinh kế: Làm nương; Ngô lương thực chính; Chăn nuôi gia súc: nhốt chuồng trại.
- Nghề truyền thống: Đan lát, rèn, mộc, nấu rượu ngô.
- Ẩm thực: Ngô chế thành bột mèn mén hoặc ăn cơm.
- Trang phục: Phụ nữ mặc áo dài quá gối trang trí bằng vải đáp trên hò, ngực, tay.
- Nhà cửa: Nhà đất, tường đất trình.
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Trống đồng (trống cái, trống đực) sử dụng trong lễ nghi, cúng bái.
- Lễ hội tiêu biểu: Bên cạnh các nghi lễ nông nghiệp, còn có Lễ cúng thần rừng, Lễ tết Nguyên đán.
- Hôn nhân: Nội hôn tộc người; Ngoại hôn dòng họ.
- Tang ma: Nghi lễ ma tươi.
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Làng là tổ chức cộng đồng lớn nhất; Mọi việc đều theo sự phán quyết của già làng, trưởng bản.
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên; Thờ cúng ma buồng, ma bếp.
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
- Tiếp xúc văn hóa giữa người Cờ Lao và người Việt, các dân tộc thiểu số khác nhau mạnh mẽ.
- Giữ được tính cố kết cộng đồng, đoàn kết tương hỗ nhau.
- Cưới xin, tang ma còn duy trì được nét riêng truyền thống.
3. Giải pháp
- Xây dựng câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian, văn hóa truyền thống.
- Tăng cường vai trò của người uy tín.
- Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch văn hóa. - Bảo tồn, phục dựng lễ hộI truyền thống