Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Dân tộc Chứt, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

10/12/2019 | 07:04

Dân tộc Chứt là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam

Tên gọi khác: Sách, Rục, Mày, Mã Liềng, Arem

Nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường

Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh

Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 6.022 người

Dân tộc Chứt, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam - Ảnh 1.

1. Truyền thống

- Tiếng nói: Tiếng Chứt.

- Chữ viết: Không có.

- Đặc điểm sinh kế:  Canh tác nương rẫy, ruộng nước, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, đánh cá.

- Nghề truyền thống: Mộc và đan lát mây tre các đồ gia dụng.

- Ẩm thực: Chủ yếu gạo, ngô, sắn; Lương thực chính Nhúc, Pồi, Rượu.

- Trang phục: Áo, khố làm từ vỏ cây rừng; Phụ nữ Mã Liềng váy đan lá cọ, nam khố lá dứa.

- Nhà cửa: Nhà sàn.

- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Hát "cà tưm, cà lềnh" của người Sách, Rục, Mày, Mã Liềng; Người Arem có dân ca "y chim cu păng"; Nhạc cụ Cồng chiêng, đàn K'đoong, sáo Klúc, sáo Pi.

- Lễ hội tiêu biểu: Các nghi lễ Nông nghiệp: cúng rừng, tìm đất, lấp lỗ, cúng vàng, lễ cúng hồn húy, lễ ăn mừng được mùa.

- Hôn nhân: Trai gái được tự do tìm hiểu yêu đương; Lễ vật dẫn cưới phải có thịt khỉ sấy khô.

- Tang ma: Nhà giàu làm quan tài bằng thân cây; Nhà nghèo bó người chết bằng vỏ cây.

- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Thiết chế xã hội truyền thống: gia đình, dòng họ, làng, xứ; Theo chế độ phụ hệ.

- Tục lệ, tín ngưỡng: Vạn vật hữu linh; Tin vào các loại ma rừng, thổ công, ma bếp... nhất là ma làng.

2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi

- Người Chứt dần thoát đói nghèo. Kinh tế sản xuất đóng vai trò chủ đạo, hình thành các vùng liên  bản mang hình thái kinh tế đặc trưng.

- Về Văn hóa xã hội:Cuộc sống định canh định cư, những chính sách của Nhà nước và hội nhập đã làm cho đời sống Văn hóa của người Chứt thay đổi và được nâng lên; Không còn sống biệt lập thành từng nhóm trong rừng sâu.

- Tuy nhiên, nhiều thanh niên không còn muốn nói tiếng dân tộc của mình.

- Trình độ quản lý ở các xã, bản còn thấp.

- Mô hình nhà cửa kiểu "Chìa khóa trao tay" chưa phù hợp.

- Một bộ phận người lao động có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước do trước đây được bao cấp quá nhiều.

3. Giải pháp

- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người Chứt cần được chú trọng.

- Chuyển đồi từ đầu tư cơ sở hạ tầng sang đầu tư theo chiều sâu, vào chính những thành viên tộc người Chứt để thay đổi tư duy nhận thức của họ, phát huy nội lực của họ. - Bảo tồn văn hóa phi vật thể (dân ca, dân vũ, dân nhạc,…).

Vụ Văn hóa dân tộc

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×