Dân tộc Brâu, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
12/12/2019 | 14:05Dân tộc Brâu là một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại Việt Nam
Tên gọi khác: Brao
Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khơ Me
Địa bàn cư trú tập trung các tỉnh: Kon Tum
Dân số (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009): 397 người
1. Truyền thống
- Tiếng nói: Tiếng Brâu
- Chữ viết: Không có chữ viết.
- Đặc điểm sinh kế: Trồng lúa nếp, lúa tẻ, ngô, sắn; Du canh, đốt rừng, làm rẫy.
- Nghề truyền thống: Dệt vải, đan vải.
- Ẩm thực: Cơm nếp, rau rừng,… Rượu cần.
- Trang phục: Nam đóng khố; Nữ mặc váy hở, quấn quanh thân, áo khoác lạnh chui đầu, cộc tay.
- Nhà cửa: Nhà sàn, mái dốc, có gian chính, gian phụ.
- Văn học, nghệ thuật (dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian…): Dân ca, truyện cổ; Nhạc cụ Cồng và chiêng, chiêng tha có giá trị cao. Nhạc cụ bằng tre, nứa (krông pút).
- Lễ hội tiêu biểu: Lễ vào mùa phát rẫy, trỉa lúa, mừng lúa mới và lễ tết.
- Hôn nhân: Trai gái tự do tìm hiểu; Tục ở rể 4 - 5 năm.
- Tang ma: Báo tang theo hình thức nổi chiêng, cồng; Dân làng nhảy múa uống rượt theo chiêng cồng để tiễn biệt người quá cố.
- Tổ chức cộng đồng, gia đình: Nhà Rông là trung tâm sinh hoạt cộng đồng.
- Tục lệ, tín ngưỡng: Thờ đa thần, gắn với sản xuất nông nghiệp.
2. Thực trạng và Xu hướng biến đổi
- Văn hóa của người Brâu còn nhiều yếu tố được giữ gìn, dù cũng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Việt và các dân tộc khác.
- Các truyện cổ vẫn được lưu truyền.
- Nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng được dân làng sử dụng trong các dịp lễ, tết.
- Nhà ở truyền thống đang chuyển sang nhà xây như người Kinh.
- Trang phục đang bị mai một.
3. Giải pháp
- Giữ gìn phát huy nhạc cụ cồng chiêng đặc trưng văn hóa của người Brâu.
- Tổ chức các lễ hội gắn với tập quán truyền thống của người Brâu.
- Bảo vệ cảnh quan núi rừng: Không gian tổ chức lễ hội.
- Bảo tồn các nghề truyền thống của dân tộc. - Bảo tồn dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc Brâu.