Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

30/12/2019 | 07:04

Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Thời gian qua đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực vươn lên không ngừng. Đến nay, toàn vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới đã có sự đổi thay rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt những chính sách, chương trình dự án của Trung ương, địa phương được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả, qua đó củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện lồng ghép linh hoạt các chính sách để tập trung mọi nguồn lực giải quyết các vấn đề mấu chốt của công tác dân tộc; tiếp tục nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân lực để có lực lượng cán bộ cho hệ thống chính trị, đặc biệt là cơ sở…

Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển - Ảnh 1.

Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn hiện có trên 656 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm gần 84% dân số toàn tỉnh), trong đó hai dân tộc chiếm tỷ lệ cao là Nùng (43,19%) và Tày (34,58%).

Giai đoạn 2014 – 2019, tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển dịch kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% học sinh các trường Dân tộc nội trú được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định; 100% người nghèo và người dân tộc thiểu số được thụ hưởng các chính sách y tế. Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần giải quyết nhiều vụ việc phức tạp tại cơ sở. Hàng năm, tỉnh kết nạp được khoảng 2.200 đảng viên mới, nâng số đảng viên lên gần 62.910 người năm 2018, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm 79,5%...

Giai đoạn 2019 – 2024, Lạng Sơn xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số mang tính toàn diện, nhanh và bền vững, đẩy mạnh giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.

Để làm được việc này, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh đề cao trách nhiệm trong công tác vận động công dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; chú trọng chăm lo đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời, kiện toàn hệ thống bộ máy, cán bộ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cán bộ đảng viên trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; quan tâm phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục ở các thôn, bản, các khu vực khó khăn; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc; chú trọng chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Dịp này, 1 tập thể, 1 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 3 tập thể, 6 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc và 19 tập thể, 33 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014-2019./.

Vụ Văn hóa dân tộc

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×