Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị về di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

21/05/2015 | 16:08

Văn phòng Bộ đã có Thông báo số 137/TB-VP thông báo kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại Hội nghị báo cáo tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.

Sau khi nghe Cục Di sản văn hóa báo cáo, ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, Thứ trưởng kết luận:

Đánh giá chung: Trong 10 năm qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tổ chức nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Tuy nhiên, đối với 05 điểm đã cam kết với UNESCO thì kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế.
Một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai:

Sở VHTTDL các tỉnh có Di sản Cồng Chiêng: Khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý di sản trong đó có di sản văn hóa phi vật thể (như: Phòng Di sản văn hóa hoặc Phòng Nghiệp vụ văn hóa) - là đơn vị có trách nhiệm tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Đối với lãnh đạo Sở, phân công 01 đồng chí phụ trách khối di sản văn hóa;

Các địa phương khu vực Tây Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh, đánh giá những việc làm được, chưa làm được và xây dựng phương hướng cho 5 năm tiếp theo (hoàn thành trong tháng 7/2015);

Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách nghiệp vụ dành cho việc bảo tồn di sản Cồng Chiêng Tây Nguyên, hàng năm tổ chức liên hoan cồng chiêng. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo mở chuyên mục dạy cồng chiêng trên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh;

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh để biên tập giáo trình giảng dạy trong các trường phổ thông cho phù hợp với địa phương (Tham khảo nội dung giảng dạy cồng chiêng trong các trường phổ thông do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông biên soạn);

Thành lập 01 Câu lạc bộ di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên với nhiệm kỳ 3 năm, kể từ năm 2015, nhiệm kỳ đầu tiên sẽ do Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đăk Lăk làm chủ nhiệm;

Có chính sách quản lý và đãi ngộ phù hợp với đội ngũ nghệ nhân;

Bảo tồn qua đào tạo ở các trường phổ thông trường chuyên nghiệp theo hướng bảo tồn tích cực, làm hồi sinh sức sống của di sản cồng chiêng; có chế độ đào tạo cử tuyển;

Bảo tồn tại cộng đồng nhằm trả lại không gian và môi trường diễn xướng vốn có của di sản;

Giao Sở VHTTDL tỉnh Đăk Lăk tham mưu cho UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên xin chủ trương và triển khai xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020, báo cáo lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cục Di sản văn hóa: Phối hợp với Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng dự thảo văn bản gửi UBND các tỉnh Tây Nguyên về việc chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết 10 năm UNESCO vinh danh di sản Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (cấp tỉnh). Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Hội nghị tổng kết 10 năm UNESCO vinh danh di sản Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (cấp Bộ); Nghiên cứu hình thức quảng bá Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trên website của Cục Di sản văn hóa; Chỉ đạo, đôn đốc Học viện Âm nhạc Huế và 5 tỉnh Tây Nguyên trong việc xây dựng Đề án.

Văn phòng Bộ (Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng): Phối hợp với các tỉnh và Cục Di sản văn hóa xây dựng mẫu điều tra, tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng di sản (mỗi địa phương chọn một số điểm), tổng hợp báo cáo, chuẩn bị nội dung cho Hội nghị tổng kết 10 năm (hoàn thành trước cuối tháng 7/2015); Phối hợp với Cục Di sản văn hóa trong công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị (cấp Bộ); Chủ động theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông báo kết luận Hội nghị, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ định kỳ hàng tháng.

Học viện Âm nhạc Huế: Phối hợp với các đơn vị chức năng và Sở VHTTDL 5 tỉnh Tây Nguyên xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020; Xây dựng giáo trình Văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên; Xây dựng giáo trình Cồng chiêng Tây Nguyên (Trung cấp và Đại học); Bổ sung giới thiệu về cồng chiêng Tây Nguyên trong chương trình dạy âm nhạc ở các cấp phổ thông (Đào tạo cách đánh cồng chiêng, vũ điệu cồng chiêng, hòa tấu công chiêng... trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp theo hướng đi của ngành dân tộc nhạc học; chú trọng giới thiệu kiến thức cơ bản về cồng chiêng trong chương trình dạy nhạc ở các cấp phổ thông; Bảo tồn cồng chiêng tại cộng đồng dân cư bản địa).

Về việc thực hiện chế độ cử tuyển (phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên trong năm 2015-2016): khẩn trương có văn bản báo cáo cụ thể, trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×