Xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử phần mộ Lý Tự Trọng
17/10/2014 | 16:52Ngày 6/10/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3413/QĐ-BVHTTDL về xếp hạng di tích quốc gia cho di tích lịch sử phần mộ Lý Tự Trọng, tại xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Lý Tự Trọng sinh ngày 20/10/1914, tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon (Thái Lan). Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu, đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn.
Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 09/02/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ Phan Bội Châu đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20/11/1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ".
Phần mộ Lý Tự Trọng nằm trong Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng được hoàn thành vào tháng 3/2014. Đây là công trình của Tuổi trẻ Hà Tĩnh chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012-2017).
Khu tưởng niệm có diện tích 5,16 ha, được xây dựng gắn kết với phần đất của gia đình, nằm ở vị trí thuận lợi cho khách thăm quan với các hạng mục công trình: Khu mộ và đài tưởng niệm, nhà thờ, nhà văn hóa - truyền thống, nhà dịch vụ, hệ thống sân vườn, cảnh quan, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Đây là công trình văn hóa mang tầm vóc quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của thanh thiếu niên Hà Tĩnh và cả nước, là nơi trưng bày các tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng và tuổi trẻ Việt Nam.
CTTĐT
Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu, đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn.
Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 09/02/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ Phan Bội Châu đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20/11/1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ".
Phần mộ Lý Tự Trọng nằm trong Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng được hoàn thành vào tháng 3/2014. Đây là công trình của Tuổi trẻ Hà Tĩnh chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012-2017).
Khu tưởng niệm có diện tích 5,16 ha, được xây dựng gắn kết với phần đất của gia đình, nằm ở vị trí thuận lợi cho khách thăm quan với các hạng mục công trình: Khu mộ và đài tưởng niệm, nhà thờ, nhà văn hóa - truyền thống, nhà dịch vụ, hệ thống sân vườn, cảnh quan, cây xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Đây là công trình văn hóa mang tầm vóc quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của thanh thiếu niên Hà Tĩnh và cả nước, là nơi trưng bày các tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng và tuổi trẻ Việt Nam.
CTTĐT