Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi

21/10/2020 | 14:20

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển là tư tưởng xuyên suốt về chăm lo xây dựng con người mới trên tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy.

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi - Ảnh 1.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào Hrê thôn Làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ) được bảo tồn và phát huy.

Hướng đến chân - thiện - mỹ

Giám đốc Sở VHTTDL Nguyễn Minh Trí cho biết: Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy nêu rõ, phát triển văn hóa nhằm hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; bài trừ hủ tục, mê tín; lấy gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức trong xã hội làm nền tảng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi. Xây dựng và phát triển toàn diện con người Quảng Ngãi về đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững là một trong những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 03.

Theo ông Nguyễn Minh Trí, một trong những thành công của việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03, là sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cơ sở. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác xây dựng và hình thành lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; dần khắc phục tính ích kỷ, hẹp hòi; khuyến khích tinh thần cống hiến, sáng tạo vì cộng đồng; phát huy đức tính tự trọng, tự chủ, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên.

Các địa phương đã thành lập các câu lạc bộ về khuyến học, hoạt động TDTT... Nhiều người dân ý thức được các sinh hoạt lành mạnh; nhiều cán bộ nghỉ hưu phát huy vai trò đầu mối để tổ chức các hoạt động thiện nguyện... Những giá trị vật chất cho đi tuy không lớn, nhưng đã thể hiện sự sẻ chia với cộng đồng, hun đúc nên những đức tính tốt đẹp trong văn hóa, con người Quảng Ngãi.

Nghị quyết 03 đã đi vào cuộc sống, được các cơ quan, đơn vị triển khai rộng rãi. Ngành giáo dục đã tập trung đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên tinh thần Nghị quyết 29. Đồng thời, quyết tâm phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng của người học; chú trọng nhân cách, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ và tầm vóc người Quảng Ngãi, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống.

Em Nguyễn Đỗ Y khoa, nguyên học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT chuyên Lê Khiết cho rằng: "Việc ngành giáo dục ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đã tạo nên những quy chuẩn giúp học sinh và các thành viên trong nhà trường điều chỉnh cách ứng xử theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương. Bộ quy tắc giúp chúng em điều chỉnh cách ứng xử chung phù hợp với lứa tuổi, nhằm xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện".

Văn hóa phải là mục tiêu, là động lực cho phát triển

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tư Nghĩa Lê Anh Đức khẳng định: Việc thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy bước đầu đã đem lại những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa vẫn còn chênh lệch khá lớn so với các lĩnh vực khác. Thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hóa hằng năm vẫn còn ít, chưa đảm bảo để thực hiện công tác tuyên truyền cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ văn hóa tinh thần cho quần chúng nhân dân.

Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi phải được đặt ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Trí, việc nhìn nhận văn hóa theo góc độ đúng nghĩa là nền tảng, động lực của sự phát triển chưa thực sự sâu sắc, dẫn đến trong quá trình hoạch định và phát triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng đúng mức. Do vậy, lĩnh vực này cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian đến.

Đến nay, Quảng Ngãi có địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là di tích quốc gia đặc biệt được công nhận (chỉ tiêu Nghị quyết từ 2 - 3 di tích). Toàn tỉnh có 31 di tích quốc gia, 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 108 di tích lịch sử - văn hóa đã được UBND tỉnh quyết định xếp hạng; 102 di tích lịch sử - văn hóa được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Ngoài ra, ngành văn hóa đã tập trung bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Ngành VHTTDL đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh; từng bước bảo tồn văn hóa bài chòi, định hướng phát triển bền vững thông qua việc thành lập các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt gắn liền với các hoạt động văn hóa ở địa phương, đồng thời đưa bài chòi vào trường học...

Theo baoquangngai.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×