Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế

09/10/2021 | 17:19

Ngày 8/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về “Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế, Tủ sách Huế điện tử”. Các quy định này nhằm xây dựng và khẳng định thương hiệu của Tủ sách Huế, lan tỏa những nét đẹp văn hóa đọc đến cộng đồng địa phương và cả nước và quốc tế.

Tủ sách Huế là nơi lưu giữ, quản lý tất cả các xuất bản phẩm liên quan đến Huế, được gắn logo riêng của Tủ sách Huế đã được UBND Thừa Thiên Huế quyết định. Tủ sách Huế điện tử hay App Tủ sách Huế, gồm cơ sở danh mục dữ liệu về các xuất bản phẩm liên quan đến Huế bao gồm nhiều lĩnh vực, các xuất bản phẩm đã được xuất bản nằm trong Tủ sách Huế được số hóa vào hệ thống này; được lưu giữ, quản lý dưới dạng số và được khai thác thông qua truy cập máy tính, các thiết bị điện tử và mạng viễn thông.

Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại chương trình khởi động đề án Tủ sách Huế và ra mắt ấn phẩm "Địa chí Văn hóa Huế"

Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế phải phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và nhu cầu khai thác sách của người sử dụng. Việc xây dựng App Tủ sách Huế phải gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; bảo đảm duy trì, khai thác sách tập trung, liên tục, lâu dài; khai thác, sử dụng tối đa hạ tầng công nghệ thông tin hiện có. Việc cập nhật, bổ sung xuất bản phẩm cho Tủ sách Huế phải được tiến hành định kỳ hàng năm. Xuất bản phẩm của Tủ sách Huế phải đa đạng về hình thức, nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu, khai thác thông tin về Huế của tổ chức, cá nhân.

Tủ sách Huế nhằm tổ chức tái bản các xuất bản phẩm đã xuất bản và đặt hàng xuất bản các tác phẩm mới có chất lượng liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Tủ sách Huế có logo, bộ nhận diện riêng, khẳng định thương hiệu riêng; và được đặt tại Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, các Trung tâm VHTT từ cấp tỉnh đến cấp huyện, tại các bảo tàng, các trường học trên địa bàn tỉnh. Xuất bản phẩm đặt hàng của Nhà nước được cung cấp đến các Tủ sách Huế trên địa bàn của tỉnh. Xuất bản phẩm do các Nhà xuất bản liên doanh, liên kết, đăng ký tham gia Tủ sách Huế phải gắn logo nhận diện của Tủ sách Huế.

Tại quyết định số 63/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nêu rõ các nội dung về tiêu chí tuyển chọn ấn phẩm cho Tủ sách Huế; xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế và Tủ sách Huế điện tử. Trong đó, việc tuyển chọn ấn phẩm được quy định chi tiết như: tiêu chí cơ bản để lập danh mục các xuất bản phẩm vào Tủ sách Huế; tiêu chí về tác giả, tác phẩm để tuyển chọn vào Tủ sách Huế; quy định về hội đồng tuyển chọn và tổ giúp việc Tủ sách Huế; quy trình xét chọn, in ấn và phát hành xuất bản phẩm thuộc Tủ sách Huế; quy định về phát hành xuất bản phẩm thuộc Tủ sách Huế.

Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế - Ảnh 2.

Bạn đọc tham quan, tìm hiểu không gian trưng bày ấn phẩm về Huế tại di tích Lầu Tàng Thơ

Việc xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách Huế được quy định với nhiều nội dung về: xây dựng và phát triển Tủ sách Huế; quản lý, khai thác; người phụ trách Tủ sách Huế… Đối với Tủ sách Huế điện tử cũng có những yêu cầu về xây dựng, khai thác; cấp tài khoản, phân quyền quản lý dữ liệu thành phần của Tủ sách Huế điện tử; cập nhật và khai thác… Các quy định nói trên có hiệu lực kể từ ngày 15.10.2021.

Trước đó, tháng 3.2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra mắt và khởi động đề án xây dựng Tủ sách Huế. Dự kiến mỗi năm, sẽ xuất bản, phát hành ít nhất 3 đầu sách chất lượng; và phấn đấu đến năm 2025, có 100% thư viện trên địa bàn tỉnh được trang bị các ấn phẩm của Tủ sách Huế. Ấn phẩm đầu tiên của Tủ sách Huế là “Địa chí Văn Hóa hóa Huế”, là công trình với sự tham gia của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu tên tuổi tại Thừa Thiên Huế (xuất bản cuối năm 2020). Ẩn phẩm này gồm nhiều nội dung về: ẩm thực; trang phục; y dược cổ truyền; phong tục tập quán, lễ tết và nghi lễ tế tự; trò chơi, thú tiêu khiển, thể thao dân gian; tín ngưỡng, tôn giáo; ngôn ngữ; giáo dục; văn học, báo chí- xuất bản; nghệ thuật diễn xướng, tạo hình và nhiếp ảnh, điện ảnh; di tích văn hóa lịch sử và danh thắng, nhân vật văn hóa… Đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoại tỉnh cũng trao tặng nhiều ấn phẩm có chất lượng cho Tủ sách Huế.

Theo Báo Văn Hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×