Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Võ cổ truyền Việt Nam: Gìn giữ tinh hoa, phát huy giá trị

10/08/2023 | 15:56

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VIII – 2023 vừa diễn ra tại Bình Ðịnh với sự hội ngộ của 1.300 võ sư, võ sinh của 78 đoàn cùng các hoạt động giao lưu và trao đổi để giữ gìn tinh hoa và phát huy giá trị Võ cổ truyền Việt Nam.

Trong  số các đoàn dự Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam 2023, ngoài các đoàn trong nước còn có 16 đoàn võ thuật đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hội tụ về Bình Định để kết nối với cội nguồn võ Việt. Bên cạnh các chương trình biểu diễn, giao lưu, gặp mặt, điểm nhấn của Liên hoan chính là các hoạt động trao đổi nhằm gìn giữ tinh hoa, phát huy giá trị Võ cổ truyền Việt Nam. Có rất nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các chuyên gia, võ sư và cả những người làm công tác quản lý cùng hướng tới với mục tiêu quảng bá và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam.

Võ cổ truyền Việt Nam: Gìn giữ tinh hoa, phát huy giá trị - Ảnh 1.

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam năm 2023

Võ sư Phạm Đình Phong, người đã có thời gian dài sưu tầm, nghiên cứu nhằm lưu giữ giá trị Võ cổ truyền Việt Nam, tác giả của cuốn “Lịch sử võ học Việt Nam” xuất bản năm 2012, đề xuất Bộ VHTTDL sớm tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành hữu quan để triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ ban hành về việc tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, tôn vinh, đào tạo, phục hưng nền võ học Việt Nam nói chung và Võ cổ truyền dân tộc nói riêng, trong đó tập trung nghiên cứu phục dựng lại Võ Miếu ở Hà Nội, công nhận võ học dân tộc là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”; đồng thời lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa đại diện nhân loại”.

Bên cạnh đó, Bộ cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng và đệ trình Chính phủ về việc sớm đưa môn Võ cổ truyền vào SEA Games và các đại hội thể thao khu vực, thế giới. Phối hợp với các bộ, ngành chức năng chỉ đạo các cơ quan, viện nghiên cứu, các tổ chức võ học, võ thuật… xây dựng các quy chuẩn, đề án, chương trình, giáo trình… sớm thống nhất cả hệ thống Võ cổ truyền Việt Nam trong phạm vi toàn quốc theo đúng truyền thống, lịch sử của dân tộc để vừa bảo tồn, gìn giữ, tự hào, phát huy, lưu truyền cho con cháu muôn đời sau khỏi bị mai một, vừa xây dựng lộ trình để nâng cao vai trò, vị thế, tầm vóc và nhanh chóng hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước vươn lên ngang tầm các nước có nền võ học tiên tiến trên thế giới.

Võ sư Phạm Đình Phong cũng đưa ra đề nghị Bộ VHTTDL, Cục TDTT xây dựng đề án trình Chính phủ cho phép Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành các đội tuyển võ dân tộc cấp kinh phí tập luyện quanh năm tương tự như các đội tuyển Taekwondo, Karate, Pencat Silat, Judo… để vừa nâng cao trình độ đỉnh cao, vừa làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế. Ngoài ra, cần có các giải pháp căn cơ mang tầm chiến lược lâu dài, bền vững, nhất là đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các nhà thi đấu, trung tâm nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn, truyền bá mang tầm quốc gia và quốc tế…

Võ cổ truyền Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 50 quốc gia với trên dưới  400 trung tâm đào tạo với nhiều môn phái, võ phái, các câu lạc bộ  …thu hút hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên cùng hàng  triệu lượt môn sinh theo học.  Chính sự độc đáo, bản sắc riêng có và cả những giá trị giá trị nhân văn sâu sắc  của võ cổ truyền Việt Nam đã tạo ra sự hấp dẫn, lan tỏa và được nhiều người mến mộ. Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam chính là dịp để các chuyên gia, võ sư, nhà nghiên cứu và quản lý  gặp gỡ, trao đổi để gìn giữ, bảo tồn tinh hoa và phát huy giá trị , bản sắc của Võ cổ truyền Việt Nam và đưa Võ cổ truyền Việt Nam hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn.

Theo tdtt.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×