Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tu bổ, tôn tạo di tích đình Gia Miêu, tỉnh Thanh Hóa

31/05/2016 | 16:41

Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1912/BVHTTDL-DSVH cho ý kiến về việc thỏa thuận chủ trương tu bổ, tôn tạo di tích đình Gia Miêu, tỉnh Thanh Hóa.

Theo Công văn, Bộ VHTTDL thống nhất thỏa thuận chủ trương tu bổ, tôn tạo di tích đình Gia Miêu để bảo tồn và phát huy giá trị di tích bằng nguồn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa và nguồn huy động hợp pháp khác.

Căn cứ nội dung tu bổ di tích (tu bổ Đại đình, phục hồi Hậu cung, xây dựng nhà Tả vu, tứ trụ, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ, am hóa vàng, tu sửa một số đoạn tường rào bị sụt lún), đề nghị Ủy ban nhân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, trình Bộ VHTTDL thẩm định.

Đình Gia Miêu nằm trong quần thể khu di tích Gia Miêu gồm: vùng núi lăng Triệu Tường là nơi đặt mộ táng của ông Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim, Miếu Triệu Tường thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim) và Trừng Quốc Công Nguyễn Văn Lựu (thân sinh Nguyễn Kim) và Đình làng Gia Miêu - thờ thành hoàng Nguyễn Công Duẩn.

Đình Gia Miêu là một công trình kiến trúc gỗ được vua Gia Long (1804) cho xây dựng để nhớ ơn tiên tổ và cũng là một món quà cho cố hương. Bờ nóc của tiền đường được trang trí công phu, nổi cao chính giữa nóc là hình lưỡng long chầu nguyệt rất thanh thoát. Các bờ dải toả ra bốn góc cũng đều có hình rồng đắp nổi. Diện tích mặt mái lớn nhưng ngôi đình trông vẫn đẹp nhẹ nhàng và thanh thoát. Phía trong ngôi đình, kết cấu vi kèo chủ yếu là theo kiểu “chồng rường, kẻ bẩy”. Về nghệ thuật trang trí, đình Gia Miêu là một công trình kiến trúc – nghệ thuật to lớn, bề thế với nhiều mảng chạm khắc, trang trí cầu kỳ. Những mảng chạm khắc này được thể hiện ở vì nóc, đầu các xà đai, kẻ bẩy, đường diềm... Ngoài ra, còn có các linh vật như: rồng, lân, rùa, hươu... cũng được trang trí hết sức công phu và tinh tế. Nhìn chung, với quy mô kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc còn lại thì đình Gia Miêu được xem như là một công trình tiêu biểu của kiến trúc thời Nguyễn ở Thanh Hoá.

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×