Truyền dạy văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số
23/09/2014 | 08:12Dự kiến trong tháng 11/2014, Bộ VHTTDL sẽ tổ chức lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người tại các tỉnh Hà Giang và Lai Châu.
Tại Hà Giang, tổ chức truyền dạy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Pu Péo tại thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Si La được truyền dạy tại 02 bản Seo Hai và Sì Thâu Chải, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Lớp học do chính các nghệ nhân của cộng đồng truyền dạy cho lớp thanh niên, thiếu niên của dân tộc bản địa, từng bước khôi phục và góp phần bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số đặc biệt là các dân tộc rất ít người.
Được lựa chọn là một trong những nhiệm vụ đột phá năm 2014 của Bộ VHTTDL, yêu cầu được đặt ra với chương trình là nhằm xây dựng mô hình thí điểm có hiệu quả làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình này đối với nhiều dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, đảm bảo đối tượng được hưởng thụ là chủ thể văn hoá, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của các dân tộc thiểu số. Các phương pháp được đưa vào thực hiện trong chương trình đa dạng: phỏng vấn, ghi chép theo dạng hồi cố; phương pháp quan sát tham dự; bảo tồn, phát huy trong cộng đồng do chính nghệ nhân cao tuổi truyền dạy cho lớp thanh thiếu niên của cộng động và phương pháp bảo tồn trong đời sống thực tiễn như phục dựng trong sinh hoạt lao động cả về nội dung, môi trường và bối cảnh đảm bảo tính khách quan, chân thực. Dự kiến kết thúc lớp học quá trình truyền dạy được ghi lại qua hệ thống album ảnh, phim tư liệu, văn bản, nhật ký truyền dạy.
Chương trình truyền dạy văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người tại các tỉnh Hà Giang và Lai Châu nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hoá đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cụ thể hoá nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (Khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
CTTĐT
Được lựa chọn là một trong những nhiệm vụ đột phá năm 2014 của Bộ VHTTDL, yêu cầu được đặt ra với chương trình là nhằm xây dựng mô hình thí điểm có hiệu quả làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình này đối với nhiều dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, đảm bảo đối tượng được hưởng thụ là chủ thể văn hoá, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của các dân tộc thiểu số. Các phương pháp được đưa vào thực hiện trong chương trình đa dạng: phỏng vấn, ghi chép theo dạng hồi cố; phương pháp quan sát tham dự; bảo tồn, phát huy trong cộng đồng do chính nghệ nhân cao tuổi truyền dạy cho lớp thanh thiếu niên của cộng động và phương pháp bảo tồn trong đời sống thực tiễn như phục dựng trong sinh hoạt lao động cả về nội dung, môi trường và bối cảnh đảm bảo tính khách quan, chân thực. Dự kiến kết thúc lớp học quá trình truyền dạy được ghi lại qua hệ thống album ảnh, phim tư liệu, văn bản, nhật ký truyền dạy.
Chương trình truyền dạy văn hoá phi vật thể của các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người tại các tỉnh Hà Giang và Lai Châu nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hoá đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, cụ thể hoá nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (Khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
CTTĐT