Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình

05/05/2020 | 09:24

Triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình; Kết quả ghi nhận sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội"; Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) phát triển theo chiều sâu là những điểm tin văn hóa nổi bật tại một số tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Đắk Nông triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2020

Sở VHTTDL Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 31/KH-SVHTTDL về việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2020.

Kế hoạch được xây dựng và triển khai với mục đích phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh và hướng dẫn thực hiện tại cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức, của từng gia đình, cá nhân đối với việc tổ chức, triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Kế hoạch, các nội dung chung phối hợp, bao gồm: Phòng ngừa bạo lực gia đình (Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình; tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình); Thực hiện các biện pháp bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình; tiếp nhân, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình); Thống kê, báo cáo số liệu về phòng chống bạo lực gia đình; Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.

Đắk Lắk kết quả ghi nhận sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội"

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Đắk Lắk, những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ của Chỉ  thị, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, góp phần xây dựng và hình thành lối sống có ý thức, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội nhằm đạt mục tiêu xây dựng văn hóa, xã hội, con người ngày càng phát triển toàn diện.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng gia đình, thôn, buôn, tổ dân phố, cơ quan, trường học văn hóa chuyển biến tích cực, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Môi trường văn hóa từng bước được cải thiện, các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được hạn chế và xóa bỏ. Văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được khuyến khích, nhất là trong công tác từ thiện, nhân đạo.

Triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Hội voi ở Đắk Lắk. (Nguồn: baodaklak.vn)

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là phát triển kinh tế du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị đã được ứng dụng trong đời sống xã hội. Văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về văn hóa được tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, nhất là trong các hoạt động khảo cổ, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị  di sản văn hóa thế  giới. Các hoạt động giao lưu, đối ngoại, hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch với một số nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được mở rộng, tăng cường.

Kon Tum phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển theo chiều sâu

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Kon Tum, thực hiện Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả ghi nhận.

Cụ thể, về công tác xây dựng gia đình văn hóa – một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng thôn, bản, khu phố văn hóa. Công tác truyền thông, vận động về xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc đã được chú trọng, các hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3 hàng năm), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6 hàng năm), Ngày quốc tế phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11 hàng năm) đã được các địa phương tổ chức với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, có sức lan tỏa lớn, góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân về vai trò, vị trí của gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia thực hiện, đa số các gia đình tham gia phong trào đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng GĐVH, đến nay toàn tỉnh có 101.894/131.929 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 77.02% tăng 0.2 so với năm 2018.

Triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. (krongbong.daklak.gov.vn)

Phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa tiếp tục đạt được một số kết quả thiết thực, có tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân thành phố. Tính đến thời điểm báo cáo toàn tỉnh có có 705/874 khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa đạt tỷ lệ 81% tăng 4% so với năm 2018.

Việc thực hiện hương ước, quy ước thôn, bản, khu phố văn hóa đã phát huy được hiệu quả, nhiều phong tục. tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng được gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững. Phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa có tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh.

Về thực hiện xây dựng "Người tốt, việc tốt" và các điển hình tiên tiến trong những năm qua luôn được toàn xã hội quan tâm. Ở các ngành, đơn vị, đoàn thể địa phương, các đia dân cư đã xuất hiện nhiều gương "người tốt, việc tốt" ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công tác quản lý nhà nước tiêu biểu như: Phong trào thi đua "xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực tham gia công tác, góp phần xây dựng Thôn văn hóa - Tổ dân phố văn hóa" của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, phong trào nông dân sản xuất giỏi, xây dựng gia đình văn hóa và giúp đỡ tương trợ cộng đồng của Hội Nông dân, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc của Công an tỉnh, phong trào vì người nghèo...

Anh Vũ (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×