Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trao Giải thưởng Inoue Yasushi lần thứ 2 dành cho các luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản

24/03/2017 | 17:43

Sáng 24/3/2017, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản cùng với Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi tổ chức lễ trao Giải thưởng Inoue Yasushi lần thứ 2 dành cho các luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản tại khách sạn Melia, Hà Nội.

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) cùng với Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi (Inoue Yasushi Memorial Foundation) đã phối hợp tổ chức cuộc thi luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản – Giải thưởng Inoue lần thứ hai.



Giám đốc Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi – ông Kuroda Hidehiko. Ảnh: Gia Linh

Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam về các lĩnh vực như lịch sử, chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội rất được quan tâm, nhiều hội thảo và hội nghiên cứu đã được tổ chức. Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm về văn học Nhật Bản được dịch thuật và xuất bản tuy nhiên công tác nghiên cứu về Văn học Nhật Bản vẫn chưa thật sự phát triển sâu rộng. Theo đó, cuộc thi Inoue Yasushi sẽ tạo ra cơ hội để nhiều người quan tâm đến văn học Nhật Bản hơn và theo đó lĩnh vực nghiên cứu văn học Nhật Bản được phát triển mạnh mẽ hơn.

Phát biểu tại lễ trao giải, Giám đốc Quỹ Tưởng nhớ Inoue Yasushi – ông Kuroda Hidehiko cho biết, cuộc thi viết luận văn nghiên cứu văn học Nhật Bản – Giải thưởng Inoue lần thứ hai dành cho những nghiên cứu xuất sắc với mục đích thúc đẩy nghiên cứu văn học Nhật Bản tại Việt Nam. Ông cũng cho biết, con gái thứ 2 của nhà văn Inoue Yasushi cũng đang dịch tác phẩm kinh điển “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ông Kuroda Hidehiko khẳng định, những hoạt động này sẽ góp phần tăng cường hiểu biết hơn nữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. “Văn hóa, văn học Nhật Bản là một lĩnh vực hạn hẹp, vì vậy, không chỉ dừng lại ở giao lưu kinh tế mà bằng sự hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc về văn hóa giữa hai nước. Thông qua những nghiên cứu ngày hôm nay, chúng tôi mong mỏi sẽ làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết văn hóa Nhật Bản, Việt Nam và xây dựng mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa hai nước.” – Ông Kuroda Hidehiko cho biết.



Các tác giả đạt giải chụp ảnh lưu niệm với Ban Tổ chức và Ban Giám khảo. Ảnh: Gia Linh

Ban giám khảo uy tín gồm: Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu, Đại học KHXH&NV, Thành phố Hồ Chí Minh; nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng nghiên cứu Văn học So sánh (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội; PGS TS Phan Hải Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản học, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ban giám khảo sau khi chấm bài độc lập đã tiến hành họp thảo luận để tìm ra 03 bài luận văn xuất sắc từ các bài dự thi gửi đến. Kết quả, giải nhất thuộc vế tác giả Nguyễn Nam (Giảng viên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Luân lý không biên giới: Phiên dịch và Trùng tác Chigaku Rinrisho ở Đông Á đầu thế kỉ XX”; giải nhì thuộc về Phan Thu Vân (Giảng viên, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh)  với đề tài “Lịch sử và con người trong một số tác phẩm đề tài lịch sử Trung Hoa – Tây vực của Inoue Yasushi”; và giải ba thuộc về Nguyễn Hữu Tấn (Nhà Nghiên cứu tự do) với đề tài “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu dưới lăng kính phân tâm học”./.
Gia Linh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×