Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ Hội An

22/12/2022 | 15:05

UBND TP Hội An vừa tổ chức tọa đàm "Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý, bảo tồn Di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An" với sự tham gia, đóng góp ý kiến tâm huyết của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ.

Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ Hội An - Ảnh 1.

Đây là dịp để lãnh đạo TP Hội An cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trao đổi, thảo luận về thực trạng công tác quản lý, bảo tồn, phát huy, làm rõ những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế; đặc biệt đánh giá sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo tồn khu phố cổ Hội An trong thời gian qua; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp để tăng cường công tác phối hợp trong thời gian đến.

Tại tọa đàm, đại diện Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Trung tâm QLBT DSVH) đã có báo cáo đề dẫn xoay quanh nội dung  " Công tác quản lý Di sản Văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An – Những vấn đề đặt ra hiện  nay". 

Theo báo cáo của Trung tâm QLBT DSVH Hội An, Khu phố cổ Hội An gồm 1117 di tích kiến trúc, được chia làm 5 loại di tích, trong đó có 41 di tích loại đặc biệt; 97 di tích loại I. Từ năm 1999 đến nay đã triển khai thực hiện tu bổ, tôn tạo hơn 300 di tích từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Đánh giá chung một số kết quả trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ, theo ông Phạm Phú Ngọc- Giám đốc Trung tâm QLBT DSVH Hội An, trong thời gian qua, các di tích thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân tập thể được tu bổ đảm bảo chất lượng, phù hợp với các quy định, nguyên tắc bảo tồn kiến trúc.

Các di tích tư nhân, tập thể được cấp phép sửa chữa, tu bổ - tôn tạo kịp thời, đảm bảo phù hợp với quy chế quản lý, các quy định liên quan.

Việc hướng dẫn, hậu kiểm công tác sửa chữa, tu bổ -tôn tạo các di tích tư nhân, tập thể được thực hiện trong suốt quá trình thi công đảm bảo đúng với giấy phép được cấp và phù hợp cảnh quan khu phố cổ.

Đồng thời, cũng đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý Khu phố cổ hiện nay, chủ yếu ở các nội dung như: Về kiến trúc, không gian chức năng của di tích; Về trưng bày hàng hóa kinh doanh ở các di tích và buôn bán hàng rong, vỉa hè trong Khu phố cổ. 

Năm 2022, có 59 trường hợp được phát hiện tu bổ, sửa chữa không đúng với giấy phép và không phù hợp với quy chế quản lý, trong đó lập biên bản nhắc nhờ 32 trường hợp, số còn lại hướng dẫn tự khắc phục.

Trong 784 di tích thuộc các tuyến đường chính trong khu phố cổ, số lượng di tích sử dụng một phần hoặc toàn bộ không gian di tích để kinh doanh tăng lên hằng năm. Sử dụng các loại vật liệu hiện đại, dễ gây cháy để trang trí, trưng bày bên trong di tích; Hình thức trưng bày, trang trí hiện đại, không phù hợp với không gian di tích. 

Tình trạng những vấn đề chưa phù hợp nêu trên đối với việc bảo tồn, sử dụng các di tích trong khu phố cổ có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: Để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của chủ di tích hoặc người thuê (tiện lợi, nới rộng diện tích sử dụng…); Hạn chế sự tác động tiêu cực của thời tiết;  Hạn chế sự ảnh hưởng đến hàng hóa kinh doanh do môi trường ẩm ướt của di tích; Chạy theo xu hướng trưng bày, trang trí cửa hiệu mang phong cách mới, hiện đại để thu hút khách hàng; Mở rộng phạm phi diện tích kinh doanh của các hàng quán vỉa hè. 

Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ Hội An - Ảnh 2.

TP Hội An đang xây dựng Dự thảo phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý Khu phố cổ.

Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý các hiện tượng nêu trên chưa kịp thời có thể xuất phát từ những nguyên nhân: Chưa phát hiện kịp thời để xử lý;  Công tác quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp thực tiễn; Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa kịp thờil  Công tác hướng dẫn, tuyên truyền đối cho người dân chưa đạt được hiệu quả; Sự phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hiện nay trong công tác quản lý khu phố cổ chưa cụ thể, rõ ràng hay các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao. 

Trên cơ sở đó, cần nhìn nhận lại những mặt được và chưa được để có sự điều chỉnh phù hợp đối với công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cổ trong thời gian đến. Đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất như: Trên cơ sở các quy định, phân công lại nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan đối với công tác quản lý, bảo tồn khu phố cổ cho phù hợp với thực tiễn. 

Có kế hoạch, giải pháp từng bước điều chỉnh, khắc phục những tồn tại hiện nay đối với việc quản lý, sử dụng di tích, cảnh quan khu phố cổ trong thời gian đến để bảo tồn, phát huy bền vững. Công tác lãnh chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác bảo vệ khu phố cổ cần được thực hiện thường xuyên, nhất quán để đảm bảo tính kịp thời. 

Phó Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Lanh cũng trao đổi về "Dự thảo Phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý Khu phố cổ Hội An" (gọi tắt Dự thảo)

Theo Dự thảo, dự kiến UBND TP Hội An sẽ ban hành quy định phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện công tác quản lý các hoạt động diễn ra trong khu phố cổ Hội An. Cụ thể ở 5 nội dung hoạt động như sau:

Đối với hoạt động tu bổ, xây dựng, sửa chữa di tích, nhà ở riêng lẻ, các công trình xây dựng trong khu vực I, II Khu phố cổ:  Trung tâm QLBT DSVH trực tiếp tham mưu cho UBND hoạt động cấp phép và trực tiếp ký các giấy phép theo sự uỷ quyền của Chủ tịch UBND thành phố; chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn, kiểm tra công dân thực hiện theo đúng nội dung giấy phép xây dựng; giám sát việc tu bổ, xây dựng, sửa chữa di tích - nhà ở trong Khu phố cổ; tham mưu quyết định xử phạt vi phạm hành chính; theo quy định kỳ mỗi quý một lần, phối hợp với UBND các phường tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố các trường hợp chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; chịu trách nhiệm chính về chuyên môn trong việc quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích và các vấn đề liên quan đến di tích trong Khu phố cổ.

Bên cạnh đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các đơn vị như Văn phòng HĐND-UBND Thành phố; Phòng Văn hóa và Thông tin (VH&TT);  UBND các Phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Cẩm Nam chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đô thị, quản lý bảo vệ di sản trên địa bàn của mình và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về công tác này,…

Đối với hoạt động tổ chức tham quan, dịch vụ du lịch, lễ hội:  Phòng VH&TT tham mưu UBND TP Hội An về các vấn đề quản lý các đơn vị đang kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra, tham mưu xử lý các hành vi vi phạm trên lĩnh vực tham quan du lịch, dịch vụ thuộc trách nhiệm của mình; Quản lý các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội theo quy định; Kiểm tra, hướng dẫn việc quay phim, chụp hình, biểu diễn... trong khu vực trung tâm phố cổ. 

Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình tổ chức giới thiệu, tuyên truyền và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của Di sản thông qua các hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ, tổ chức dịch vụ, du lịch cho du khách; chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự khi có các sự kiện diễn ra trong khu phố cổ.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho: UBND Phường; Đội kiểm tra quy tắc; Trung tâm QLBT DSVH; Công an thành phố; Phòng Quản lý Đô thị.

Đối với hoạt động kinh doanh, trưng bày, quảng cáo: Phòng VH&TT là cơ quan giúp UBND Thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động quảng cáo, viết - đặt biển hiệu.

Bên cạnh đó có sự phân công cụ thể cho các đơn vị như:  Phòng kinh tế; Phòng tài chính kế hoạch; UBND Phường; Trung tâm QLBT DSVH;…

 Đối với các hoạt động liên quan đến hạ tầng đô thị, cảnh quan, môi trường khu phố cổ:  Trung tâm QLBT DSVH trách nhiệm trong việc kiểm tra có ý kiến, đề xuất, quản lý toàn diện đối vấn đề cảnh quan, trang trí và hạ tầng đô thị trong khu phố cổ ( khu vực I,II). 

Ngoài ra có sự phân công các đơn vị khác như  UBND Phường;  Phòng Quản lý Đô thị; Ban Quản lý Chợ Hội An,…

Đối với trật tự an toàn và quản lý hoạt động rủi ro:  Công an Thành phố chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ, ứng cứu kịp thời khi có sự cố cháy nổ, đảm bảo thiệt hại ở mức thấp nhất; tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân và lực lượng làm công tác gìn giữ di sản.

Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự tọa đàm cùng phân tích, góp ý Dự thảo, cùng thảo luận về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn DSVHTG  Khu phố cổ Hội An,…

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×