Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

25/04/2023 | 17:13

Nhân dịp Ngày Quốc tế Pháp ngữ cùng Ngày hội Sách và Văn hoá đọc Việt Nam 2023, ngày 25/4, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Cơ quan đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức buổi Toạ đàm Văn học Pháp ngữ.

Sự kiện nhằm mục tiêu quảng bá nền văn học Pháp ngữ hiện vẫn còn ít được biết đến tại Việt Nam, đồng thời góp phần phát huy giá trị và quảng bá cho Không gian sách tiếng Pháp – kết quả hợp tác giữa Thư viện Quốc gia và OIF giai đoạn 2020 -2022. Gần 6000 cuốn sách tiếng Pháp thuộc nhiều lĩnh vực đã được trao tặng cho 9 thư viện. Ngoài ra, hai bên đã phối hợp thực hiện thành công chuỗi hoạt động khai trương , quảng bá Không gian sách tiếng Pháp tại Hà Nội và 8 tỉnh thành phố khác, nơi có thư viện thụ hưởng và nhân được sự quan tâm, chú ý của đông đảo công chúng.

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tham dự buổi Toạ đàm có đại diện lãnh đạo Vụ Thư viện, lãnh đạo TVQG; các em sinh viên Học Viện Ngoại giao, sinh viên Khoa tiếng Pháp – Đại học Hà Nội và đông đảo bạn đọc tại Thư viện.

Tại buổi tọa đàm, công chúng và bạn đọc cùng tìm hiểu về lịch sử văn học Pháp ngữ tại Bỉ, Canada, châu Phi và Việt Nam và Giải thưởng 5 châu lục của Cộng đồng Pháp ngữ qua sự chia sẻ dẫn dắt của hai diễn giả: TS. Trần Văn Công - Trưởng khoa tiếng Pháp Trường đại học Hà Nội và Tiến sĩ Trần Lê Bảo Châu, Phó Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Q. Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Tiến sĩ Trần Lê Bảo Châu đã giới thiệu đến công chúng và bạn đọc các tác phẩm đạt giải thưởng 5 châu lục của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ gần đây nhất. Năm 2018 là tác phẩm "Chuyện người đàn bà Di gan của nhà văn Bỉ Jean Marc Turine; Năm 2019 là Gilles Jobidon, "Người trầm lặng đau khổ"; Năm 2020, Giải thưởng Năm châu lục Pháp ngữ đã được trao cho Beata Umubyeyi Mairesse, tác giả người Rwanda sống tại Pháp, với cuốn tiểu thuyết "Tất cả những đứa con phân ly"; Năm 2021 là tác phẩm "Cung điện hai ngọn đồi" của nhà văn Karim Kattan, người Pháp gốc Palestine và năm 2022 là tác phẩm "Hãy mang bóng đêm đi" của nhà văn nữ Canada.

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 3.

Hai diễn giả của buổi Tọa đàm: TS. Trần Văn Công - Trưởng khoa tiếng Pháp Trường đại học Hà Nội và Tiến sĩ Trần Lê Bảo Châu, Phó Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến nay, 5 tác phẩm được Giải thưởng Năm Châu lục Pháp ngữ đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, với sự hỗ trợ của Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế. Đó là "Phía sau vụ án Người xa lạ" của nhà văn Algerie Kamel Daoud, "Chàng lùn và giấc mơ toàn cầu" của nhà văn Congo In Koli Jean Bofane, "Bí mật của mẹ" của nhà văn Tunisie Fawzia Zouari, "Chuyện người đàn bà di gan" của nhà văn Bỉ Jean Marc Turine và "Cung điện hai ngọn đồi" của nhà văn Karim Kattan.

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 4.

Ông Edgar Doerig, Trưởng đại diện ổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương phát biểu tại Tọa đàm

Giải thưởng 5 châu lục của Cộng đồng Pháp ngữ nằm trong khuôn khổ dự án của OIF từ năm 2001 đến nay, cho phép vinh danh những tài năng văn học phản ánh sự đa dạng văn hóa thông qua những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Pháp ở năm châu lục và quảng bá các nhà văn trên trường quốc tế cũng như với công chúng. Giải thưởng Năm Châu lục Pháp ngữ được trao hàng năm cho một tác phẩm hư cấu (tiểu thuyết, truyện kể và tuyển tập truyện ngắn) nguyên bản bằng tiếng Pháp. Ngoài giải thưởng 15.000 euro cho giải nhất, tác giả được giải đặc biệt được nhận 5.000 euro.

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 5.

Một số tác phẩm văn học Pháp ngữ trưng bày tại Tọa đàm

Nói về văn học pháp ngữ tại Việt Nam , TS. Trần Văn Công cho biết: "Bản sắc dân tộc là một chủ đề được nhắc rất nhiều trong thời kỳ đầu của văn học Pháp ngữ ở Việt Nam. Các nhà văn sáng tác văn học bằng tiếng Pháp với mục đích là đáp ứng nhu cầu của những người Việt Nam yêu nước muốn giữ gìn bản sắc dân tộc. Thông qua các tác phẩm văn học thì các nhà văn khẳng định bản sắc dân tộc của người Việt Nam, khẳng định cho người Pháp biết rằng chúng tôi cũng có bản sắc văn hóa, một bản sắc dân tộc rất là mạnh mẽ và chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bản sắc văn hóa của Pháp. Các nhà văn sử dụng văn học cũng như là công cụ để tái hiện lịch sử của chính mình, lịch sử của gia đình mình, lịch sử của đất nước mình, qua đó để bảo tồn văn hóa của dân tộc Việt Nam".

Tọa đàm văn học Pháp ngữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam  - Ảnh 6.

Các sinh viên tiếng Pháp chụp ảnh giao lưu cùng đại biểu

Bên cạnh đó, buổi Toạ đàm đã giúp cho công chúng và bạn đọc có được những hiểu biết sâu sắc hơn về Văn học Pháp ngữ đa văn hoá, đa sắc màu, khơi dậy tình yêu với tiếng Pháp. Đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên củng cố thêm về kiến thức ngôn ngữ và văn hoá Pháp.


Tin, ảnh Thủy Bích

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×