Tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 đảm bảo thiết thực, phù hợp, đúng ý nghĩa
14/06/2012 | 10:26(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 2823/TB-BVHTTDL thông báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai về kế hoạch tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 tại Gia Lai.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai báo cáo đề xuất đăng cai tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 tại Gia Lai, ý kiến của đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai và ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp, Thứ trưởng đề nghị điều chỉnh kế hoạch tổng thể tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam theo hướng năm tròn, năm chẵn (5 năm, 10 năm) sẽ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức với quy mô quốc gia tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam, những năm còn lại luân phiên tổ chức tại địa phương đại diện cho vùng, miền quy mô tổ chức phù hợp, đảm bảo mục đích, yêu cầu của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam theo Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Thủ tưởng Chính phủ.
Thứ trưởng cho biết, Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 tại Gia Lai đảm bảo thiết thực, phù hợp, đúng ý nghĩa. Trong bối cảnh Gia Lai nói riêng (nơi Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiều số miền Nam ngày 19/4/1946) và vùng Tây Nguyên nói chung rất cần có các hoạt động văn hoá thiết thực để tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2013 cần được đặt trong bối cảnh chung, hài hoà, quy mô tổ chức phù hợp. Việc mời các địa phương tham gia Ngày hội phải mang tính đại diện vùng, miền. Đặc biệt lưu ý đến cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đồng bào dân tộc di cư tự do đến Tây Nguyên. Đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam, đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai làm việc cụ thể với Tổng cục Thể dục thể thao.
Tại buổi làm việc Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: Đây là lần đẩu tiên chuyển trọng tâm tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam về các địa phương, vùng miền, do đó công tác chuẩn bị phải chu đáo, chuyên nghiệp, tạo ấn tượng, thể hiện rõ vai trò quan trọng của địa phương đăng cai sự kiện.
Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục nghiên cứu xác lập chủ đề Ngày hội phù hợp, tạo ấn tượng, bản sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tăng cường lồng ghép quảng bá, phát triển du lịch.
Đặc biệt lưu ý đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về Ngày hội. Đưa một số hoạt động trình diễn nghệ thuật, hoạt động văn hoá về địa phương, cơ sở để tăng tính thiết thực, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn được thụ hưởng và tham gia hoạt động, tránh tập trung tổ chức các hoạt động tại thành phố Pleiku.
Thứ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp tham gia Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp gửi Vụ Văn hoá dân tộc tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét trước tháng 7 năm 2012 để đưa vào Kế hoạch công tác năm 2013.
Đề nghị tỉnh Gia Lai xây dựng Đề án tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013, phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đầu mối là Vụ Văn hoá dân tộc) báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét trước 30/6/2012.
HCTC
Thứ trưởng cho biết, Bộ VHTTDL ủng hộ chủ trương tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 tại Gia Lai đảm bảo thiết thực, phù hợp, đúng ý nghĩa. Trong bối cảnh Gia Lai nói riêng (nơi Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiều số miền Nam ngày 19/4/1946) và vùng Tây Nguyên nói chung rất cần có các hoạt động văn hoá thiết thực để tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2013 cần được đặt trong bối cảnh chung, hài hoà, quy mô tổ chức phù hợp. Việc mời các địa phương tham gia Ngày hội phải mang tính đại diện vùng, miền. Đặc biệt lưu ý đến cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đồng bào dân tộc di cư tự do đến Tây Nguyên. Đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi toàn quốc khu vực II vào trong chương trình hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam, đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai làm việc cụ thể với Tổng cục Thể dục thể thao.
Tại buổi làm việc Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: Đây là lần đẩu tiên chuyển trọng tâm tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam về các địa phương, vùng miền, do đó công tác chuẩn bị phải chu đáo, chuyên nghiệp, tạo ấn tượng, thể hiện rõ vai trò quan trọng của địa phương đăng cai sự kiện.
Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục nghiên cứu xác lập chủ đề Ngày hội phù hợp, tạo ấn tượng, bản sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tăng cường lồng ghép quảng bá, phát triển du lịch.
Đặc biệt lưu ý đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về Ngày hội. Đưa một số hoạt động trình diễn nghệ thuật, hoạt động văn hoá về địa phương, cơ sở để tăng tính thiết thực, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn được thụ hưởng và tham gia hoạt động, tránh tập trung tổ chức các hoạt động tại thành phố Pleiku.
Thứ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp tham gia Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013 chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp gửi Vụ Văn hoá dân tộc tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét trước tháng 7 năm 2012 để đưa vào Kế hoạch công tác năm 2013.
Đề nghị tỉnh Gia Lai xây dựng Đề án tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2013, phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đầu mối là Vụ Văn hoá dân tộc) báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét trước 30/6/2012.
HCTC