Tổ chức Lễ hội Katê năm 2014 tại Ninh Thuận
14/10/2014 | 17:57Từ ngày 22-24/10/2014, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Lễ hội Katê năm 2014 tại các đền PôInư Nưga ở thôn Hữu Phước, tháp PôRômê ở thôn Hậu Sanh và tháp PôKlông Girai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Lễ hội Katê là 1 trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, được tổ chức mỗi năm một lần với mục đích tỏ lòng thành kính đến các vị thần PôKlong Garai, PôRômê và dâng lễ cúng tổ tiên với mong ước quốc thái dân an, mưa thuận nắng hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, gia đình bình an.
Theo kế hoạch, chương trình Lễ hội Katê được tổ chức gồm hai phần:
Phần lễ bắt đầu bằng lễ mở cửa tháp, sau đó là lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục và cuối cùng là lễ chính. Sau lễ tại 3 khu vực (đền Pô Inư Nưga, tháp PôRômê, tháp PôKlông Girai), người Chăm còn tổ chức Lễ Katê tại đền, Katê tại nhà làng và Katê của dòng tộc.
Về phần hội, các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân như: chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, giao lưu bóng đá, bóng chuyền, các trò chơi dân gian…
Đến với lễ hội Katê, du khách sẽ được tìm hiểu nét văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm từ lâu đã được lưu giữ bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay, tiêu biểu là quần thể tháp Chăm Pô Klông Girai cổ kính, làng nghề gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm thủ công Mỹ Nghiệp, những điệu múa hát truyền thống của các thiếu nữ Chăm xinh đẹp hay tiếng đàn Ka Nhi, tiếng trống Ghi-năng, Baranưng làm say lòng người.
CTTĐT
Theo kế hoạch, chương trình Lễ hội Katê được tổ chức gồm hai phần:
Phần lễ bắt đầu bằng lễ mở cửa tháp, sau đó là lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục và cuối cùng là lễ chính. Sau lễ tại 3 khu vực (đền Pô Inư Nưga, tháp PôRômê, tháp PôKlông Girai), người Chăm còn tổ chức Lễ Katê tại đền, Katê tại nhà làng và Katê của dòng tộc.
Về phần hội, các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân như: chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, giao lưu bóng đá, bóng chuyền, các trò chơi dân gian…
Đến với lễ hội Katê, du khách sẽ được tìm hiểu nét văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm từ lâu đã được lưu giữ bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay, tiêu biểu là quần thể tháp Chăm Pô Klông Girai cổ kính, làng nghề gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm thủ công Mỹ Nghiệp, những điệu múa hát truyền thống của các thiếu nữ Chăm xinh đẹp hay tiếng đàn Ka Nhi, tiếng trống Ghi-năng, Baranưng làm say lòng người.
CTTĐT