Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tiểu chủng viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam

04/08/2020 | 08:21

Với những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có cùng những công trình kiến trúc cổ kính, độc đáo mang phong cách châu Âu ẩn hiện hài hòa trong không gian tĩnh lặng, quyến rũ của những hàng sao hơn 200 tuổi, Tiểu chủng viện Làng Sông là một điểm đến mới lạ đối với du khách khi đến tỉnh Bình Định.


Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 1.

Nằm cách TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng 10km về phía tây bắc, Tiểu chủng viện Làng Sông hay còn gọi là Nhà thờ Làng Sông tọa lạc giữa một gò đất cao ở thôn Quảng Vân (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), bao quanh là hào nước mát rượi với những hàng cây sao cổ thụ.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 2.

Nhìn từ trên cao, Tiểu chủng viện Làng Sông nằm nổi bật trên màu vàng của những cánh đồng ruộng lúa đang vào độ chín.

Nằm tại một nơi có địa thế rất lại thuận lợi, không gian thoáng mát, mang đậm chất hồn quê Việt Nam, Tiểu chủng viện Làng Sông được thiết kế theo kiểu cấu trúc Gothic mang phong cách phương Tây cổ kính. Sự hài hòa, bắt mắt với thiên nhiên và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc. Công trình này được coi là công trình kiến trúc tôn giáo tồn tại hàng trăm năm.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 4.

Tiểu chủng viện Làng Sông là tu viện được xây dựng theo kiến trúc Gothic với những đường nét kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Đặc biệt, phía trước nhà thờ là những hàng cây sao có tuổi thọ hàng trăm năm.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 5.

Từ ngoài nhìn vào, chính diện thánh đường kết hợp cùng những tòa nhà hai tầng đối xứng tạo nên vẻ bề thế, uy nghi.

Có thể nhận rõ điều này bởi phần chính diện của Tiểu chủng viện Làng Sông được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn hoạ tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc thánh đường. Đã qua nhiều thế kỷ, trải qua sự tàn phá của thời gian và khí hậu nhưng nơi này vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ xưa với từng bậc cầu thang gỗ, từng khung cửa chạm khắc tỉ mỉ tạo ấn tượng mạnh với du khách. Nằm đối xứng với thánh đường là hai tòa nhà xưa kia dành cho các tu sinh. Nó được xây dựng mang đặc trưng kiến trúc kiểu Pháp, tường vôi vàng, hành lang với những hàng cột và cửa vòm ở ban công. Chính diện thánh đường kết hợp cùng những tòa nhà hai tầng đối xứng nhau tạo nên sự hòa hợp trong một không gian rợp bóng cổ thụ, xanh tươi.

Cho dù đã trải qua được hơn trăm năm tuổi đời, du khách không hề thấy những dấu ấn của thời gian in đậm lên nét cổ kính, uy nghiêm của toà thánh. Trên phương diện tổng quan, tổ hợp kiến trúc cổ này vẫn giữ gần như nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, hơn nữa lại được sự chăm sóc nên rất gọn gàng, sạch sẽ mà hiếm có di tích cổ nào sánh được.

Bước vào thánh đường, lên những bậc cầu thang gỗ, đi qua những dãy hàng lang dài uy nghiêm, nhiều nét chạm khắc trên tường, trên cửa sổ đã in đậm màu thời gian. Bầu không khí tĩnh lặng đến mức có thể cảm nhận âm thanh từng bước chân hay tiếng thở nhẹ của người bạn đồng hành bên cạnh, rồi sau đó tự nhiên quên hết những xô bồ tấp nập của cuộc sống ngoài kia. Đây cũng là nơi những người dân theo Đạo đến đây đọc kinh Thánh hàng ngày.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 9.

Tại Làng Sông, không chỉ có Tiểu chủng Viện mà nơi này còn có cả một cộng đồng giáo phủ của bộ phận giáo họ Đàng Trong. Trong đó, cực kì nổi bật là nhà in Làng Sông- nơi in ra những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, do đức cha Eugene Chartbonnier Trí chủ trì khởi công, sau này, được cha Paul Maheu tiếp quản.

Theo lịch sử của Tiểu chủng viện ghi lại, Tiểu chủng viện Làng Sông và cơ sở truyền giáo Nước Mặn là 2 nơi gắn với sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ. Linh mục Alexandre de Rhodes (gọi là Đắc Lộ), người được ghi nhận là đã soạn và cho xuất bản 2 cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên. Ông có học tiếng Việt với linh mục Francisco de Pina tại Thanh Chiêm và với một người Việt khoảng 13 tuổi.Đến năm 1665, Alexandre de Rhodes đã xuất bản quyển từ điển Việt - Bồ - La, đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên trên thế giới. Cha Paul Maheu học nghề in tại Hong Kong, thông thạo về kỹ thuật in ấn. Riêng trong năm 1922, dưới sự điều hành của cha Maheu, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, riêng bán nguyệt san Lời Thăm được 1.500 bản, phát hành cả Đông Dương, tổng cộng ấn phẩm của nhà in Làng Sông (Qui Nhơn) trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm với 3.407.000 trang in. Đây còn gọi là nhà in Đông Đàng Trong, một trong 3 nhà in lớn nhất thời bấy giờ (cùng với nhà in Đàng Ngoài và Tây Đàng Trong). Nhà in Làng Sông hoạt động cho đến khoảng năm 1936, được dời về Qui Nhơn.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 11.

Ngày nay, nhà thờ không còn hoạt động đúng như ban đầu nữa, hầu hết chỉ dành làm địa điểm cho khách tham quan gần xa tới vãn cảnh và hành lễ, hoặc những ngày lễ, tết công giáo, nhân dân trong vùng tới cầu nguyện.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 12.

Từ thiên nhiên cho đến kiến trúc đã tạo nên một sự khác biệt cho chủng viện này, lối kiến trúc độc đáo, tiểu chủng viện vừa ẩn vừa hiện mình bên hình ảnh của đồng ruộng thơm ngát mùi lúa chín, có những gốc cây cổ thụ với tuổi thọ hàng trăm năm đã tồn tại theo năm tháng cùng với nhà thờ Làng Sông tạo cho lối đi rợp bóng xanh mát gợi cảm giác gần gũi với quê nhà. Du khách có thể đến đây check- in, chụp ảnh với nét kiến trúc Pháp giữa miền quê Việt Nam.

Tiểu Chủng Viện Làng Sông - kiến trúc Gothic tuyệt đẹp giữa đồng quê Việt Nam - Ảnh 13.


Nam Nguyễn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×