Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thực thi pháp luật về văn hóa trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

16/12/2022 | 16:22

Bên cạnh những hiệu quả nhất định mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm tại thành phố Hà Nội, việc thực thi pháp luật về văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật này được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo Sở Văn hoá và Thể thao TP Hà Nội, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển như vũ bão, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển khoa học, công nghệ của nhân loại, tạo ra những tác động sâu rộng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và lĩnh vực văn hóa nói riêng, trong xu hướng chung hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng diễn ra rất nhộn nhịp, các sản phẩm nghệ thuật như các bộ phim điện ảnh công nghệ số, các show diễn thực cảnh, lĩnh vực âm nhạc phát triển hết sức sôi động nhờ việc áp dụng công nghệ số. 

Bên cạnh những hiệu quả nhất định mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm tại thành phố Hà Nội, việc thực thi pháp luật về văn hóa trong các lĩnh vực nghệ thuật này được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của công nghệ, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trên địa bàn thành phố ngày một hiện đại hơn, áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. 

Thực thi pháp luật về văn hóa trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Ảnh 1.

Nhiều công nghệ hiện đại được ứng dụng phục vụ hoạt động biểu diễn tại Lễ khai mạc SEA Games 31.

Đối với lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn, việc áp dụng công nghệ trong nghệ thuật biểu diễn sẽ tạo nên sản phẩm nghệ thuật độc đáo, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sân khấu, ánh sáng, hình ảnh và thiết kế đạo cụ là giúp xây dựng một chương trình nghệ thuật đặc biệt hơn nhờ sự tương tác với màn hình, phổ biến nhất là sự xuất hiện của những màn hình Led tại nhiều sân khấu lớn nhỏ có khả năng đổi cảnh nhanh chóng, màu sắc rực rỡ, tinh tế, đáp ứng được ý tưởng nghệ thuật của đạo diễn, điều khiển thiết bị bằng sóng điện tử như Nhà hát cải lương Hà Nội cũng từng thực hiện thành công dự án không làm ngắt quãng thời gian cảm thu của khán giả trong khi thay cảnh bằng cách để diễn viên thể hiện vở diễn liền mạch với sự hỗ trợ của màn hình Led như một phông sân khấu động, hay các chương trình biểu diễn nghệ thuật, xiếc…

Đối với lĩnh vực điện ảnh - bộ môn nghệ thuật thứ 7, thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước, địa phương có nhiều cơ sở Điện ảnh hoạt động trên địa bàn theo quy định của Luật điện ảnh. 

Hiện nay Hà Nội có 40 rạp chiếu phim, trong đó có 31 rạp tư nhân. Hệ thống rạp chiếu phim nói trên được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đầu tư máy chiếu phim công nghệ kỹ thuật số hiện đại 4D phục vụ người xem, có rạp đầu tư phòng chiếu giường nằm tạo sự thoải mái cho người. Trong thời gian gần đây rất nhiều bộ phim Điện ảnh được dư luận đồng tình và ủng hộ có ứng dụng công nghệ. 

Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm của Hà Nội đã có nhiều đóng góp cho nền văn hóa của đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập sâu rộng quốc tế. Việc áp dụng kỹ thuật số và các phần mềm chỉnh sửa ảnh vào sáng tác, sản xuất ảnh được các nghệ sĩ nhiếp ảnh vận dụng triệt để đã tạo nhiều thuận lợi, giải phóng sức lao động đáng kế. 

Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại còn được sử dụng trong công tác lưu giữ, bảo quản, phục hồi và chỉnh sửa các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ số trong lĩnh vực nhiếp ảnh đã tác động đến phong trào nhiếp ảnh. 

Song hành cùng sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, số lượng người sử dụng, chụp ảnh ngày càng tăng. Nhiếp ảnh gần như trở thành môn nghệ thuật đại chúng, nhân được sự quan tâm của đông đảo mọi người và mang tính xã hội hóa cao. 

Đối với hoạt động Mỹ thuật, giới mỹ thuật Hà Nội tiếp thu mạnh mẽ nhiều trào lưu, trường phải, xu hưởng nghệ thuật đương đại, đồng thời áp dụng công nghệ tạo ra cảm giác thực cho sản phẩm nghệ thuật, giúp các sản phẩm kế từ hình tĩnh chuyển sang hình động. 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tương tác ảo 3D (tương tác thực tại ảo) trong giới thiệu trưng bày bảo tặng, mở đầu cho xu hướng ứng dụng công nghệ vào giới thiệu trưng các sản phẩm mỹ thuật.

Bên cạnh những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho các lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, cuộc cách mạng công nghiệp này cũng mang lại những thách thức lớn tương ứng.

Trong xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp văn hóa của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã, đang phải đối chọi với sự xâm nhập của các sản phẩm ngoại. Một số nghệ sĩ trẻ mới vào nghề, với khả năng tiếp thu công nghệ nhanh chóng có thể rơi vào tình trạng quá lạm dụng phần mềm, công nghệ, làm mất đi giá trị chân – thiện – mỹ, tức là làm mất đi bản sắc của nghệ thuật. 

Trên thực tế đã cho thấy, không ít chương trình áp dụng công nghệ quá nôn nóng và vội vã đã biến sân khấu thành nổi lẩu thập cẩm. Những nỗ lực hướng đến không chỉ là cạnh tranh thị trường mà còn phải giữ gìn bản sắc, vốn liếng bản địa...

Mặt khác, ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu hụt nguồn nhân lực, đội ngũ đạo diễn, diễn viên kế thừa.

Mặc dù, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp con người làm nhiệm vụ thay cảnh, mở màn, bật đèn, tắt điện, chuyển đạo cụ,... nhưng để tìm ra, phát hiện thấy những hệ giá trị thẩm mỹ của con người ở thời đại ra sao, để rồi thành những cảm hứng sôi động thôi thúc sáng tạo vẫn phải phụ thuộc vào đội ngũ đạo diễn, diễn viên sáng tạo không ngừng.

Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về văn hóa lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã căn cứ tình trạng thực tế, dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đề ra các biện pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động, hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp phép trong các lĩnh vực nghệ thuật đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn thông thoáng trong quản lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn ở nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 

Thủ tục hồ sơ được công khai tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính, các bộ phận chức năng thực hiện đúng quy trình, thời gian quy định. Đã cắt giảm, đơn giản hóa 5/10 thủ tục hành chính hiện hành. Nhiều thủ tục được cắt giảm như: cấp giấy phép cho người nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; cấp giấy phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; cấp giấy phép phổ biến tác phẩm âm nhạc sân khấu.... Sở Văn hóa và Thể thao đã áp dụng dịch vụ công mức độ 3 trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, điều này giúp gắn kết việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết hổ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác. 

Trong quá trình thực hiện liên tục cập nhật văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ VHTTDL, UBND Thành phố. Đội ngũ cán bộ của Sở Văn hóa và Thể thao nắm rõ pháp luật về lĩnh vực nghệ thuật, đồng thời luôn củng cố và tích lũy kiến thức về các lĩnh vực nghệ thuật, luôn cập nhật các xu hướng phát triển mới trong khu vực về lĩnh vực này nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập cho các doanh nghiệp hoạt động nghệ thuật, các văn nghệ sĩ nhằm tạo ra các sản phẩm nghệ thuật có chất lượng góp phần quảng cáo hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế và góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Trương Huyền

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×