Thừa Thiên Huế tổ chức đón bằng công nhận Di sản tư liệu Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình
18/06/2016 | 11:47Ngày 11/6, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới cho Di sản tư liệu Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.
Gần 1 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương MOWCAP bỏ phiếu thông qua việc công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Ngày 11 tháng 6, lễ đón bằng công nhận di sản này đã được tổ chức.
Theo Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế triều Nguyễn, bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925).
Ngoài số lượng đồ sộ, ở đây còn có tính điển hình về phong cách trang trí "nhất thi nhất họa." Ngoại trừ một số di tích quan trọng được trang trí rất nhiều thơ văn đã bị phá hủy trong chiến tranh (1947) như Thái Tổ Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái..., danh mục di tích có văn tự và số lượng ô văn tự hiện còn (chưa tính số ô hộc thơ khảm sành sứ ở lăng Khải Định) thì có tới 2.742 ô thơ. Riêng ở Hoàng Thành: Điện Thái Hòa có 242 ô thơ, sơn son thếp vàng; Thế Miếu có 679 ô thơ, sơn son thếp vàng; Hưng Miếu có 110 ô thơ, sơn son thếp vàng; Triệu Miếu có 62 ô thơ, sơn son thếp vàng. Các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Quốc Tử Giám - Tân Thơ Viện... cũng được trang trí ô thơ, sơn son thếp vàng với số lượng lớn.
Tính đến thời điểm này, Huế đã 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đó là Quần thể Di tích Cố đô Huế; 1 di sản phi vật thể là Nhã nhạc Cung đình Huế; 3 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới là Mộc bản triều Nguyễn; Châu bản triều Nguyễn và Hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế./.
Theo Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế triều Nguyễn, bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925).
Ngoài số lượng đồ sộ, ở đây còn có tính điển hình về phong cách trang trí "nhất thi nhất họa." Ngoại trừ một số di tích quan trọng được trang trí rất nhiều thơ văn đã bị phá hủy trong chiến tranh (1947) như Thái Tổ Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái..., danh mục di tích có văn tự và số lượng ô văn tự hiện còn (chưa tính số ô hộc thơ khảm sành sứ ở lăng Khải Định) thì có tới 2.742 ô thơ. Riêng ở Hoàng Thành: Điện Thái Hòa có 242 ô thơ, sơn son thếp vàng; Thế Miếu có 679 ô thơ, sơn son thếp vàng; Hưng Miếu có 110 ô thơ, sơn son thếp vàng; Triệu Miếu có 62 ô thơ, sơn son thếp vàng. Các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Quốc Tử Giám - Tân Thơ Viện... cũng được trang trí ô thơ, sơn son thếp vàng với số lượng lớn.
Tính đến thời điểm này, Huế đã 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đó là Quần thể Di tích Cố đô Huế; 1 di sản phi vật thể là Nhã nhạc Cung đình Huế; 3 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới là Mộc bản triều Nguyễn; Châu bản triều Nguyễn và Hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế./.
CTTĐT