Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tiên Sơn (Thanh Hoá)
19/07/2012 | 01:01(VP) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 2264/BVHTTDL-DSVH về việc cho ý kiến thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tiên Sơn, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi xem xét đề nghị thoả thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tiên Sơn, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (thuộc Khu di tích thắng cảnh chùa Tiên Sơn, hồ Động Vụa, động Phủ Thông) của Sở VHTTDL Thanh Hoá tại Công văn số 1006/SVHTTDL-DSVH ngày 12/6/2012, Bộ VHTTDL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Tiên Sơn nói trên gồm các hạng mục: tu bổ Tiền đường cũ thành Tam quan, nhà Tổ cũ thành nhà soạn lễ, lầu Quan âm, nhà bia, vườn tháp mộ, mộ thành hoàng, đồ thờ, nội thất, hệ thống văn tự và câu đối; xây mới Tam bảo, nhà Tổ, hành lang Tả, Hữu, nhà Mẫu, nhà thư viện, nhà học Phật pháp, nhà ăn, nhà khách Tăng, nhà Ni, lầu Cô, lầu Cậu, lầu hóa sớ, am thờ Từ Thức, nhà ban quản lý, bảo vệ, bãi để xe và nhà vệ sinh; cải tạo sân đường và hạ tầng kỹ thuật.
Bộ VHTTDL cũng lưu ý cần chỉnh sửa một số vấn đề như: Không xây dựng tháp cửu phẩm và lầu vọng cảnh trên núi nhằm giữ nguyên cảnh quan của di tích; không xây dựng nhà chuông, nhà khánh; Hạng mục nhà Mẫu nên chuyển vị trí sang bên phải và chuyển khu vực nhà Ni sang bên trái của Tam bảo (nhìn từ trong ra); Không sử dụng các thuật ngữ như vườn lộc uyển (trồng đào tiến vua), bánh xe luân hồi…; Cần có phương án bảo tồn cảnh quan vốn có của di tích, đặc biệt là hệ thống cây xanh lưu niên; Hệ kết cấu vì kèo của các hạng mục nhà ăn, nhà khách Tăng, nhà Ni… được làm bằng bê tông giả gỗ nên cần thiết kế đơn giản; Không sử dụng hệ thống đèn gắn tường dạng cổ cò tại hành lang Tả, hành lang Hữu.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị Sở VHTTDL Thanh Hóa xin ý kiến cơ quan quản lý tôn giáo đối với việc xây dựng nhà học Phật pháp và chỉ cho phép triển khai nếu được cơ quan quản lý tôn giáo cho phép.
HCTC
Bộ VHTTDL cũng lưu ý cần chỉnh sửa một số vấn đề như: Không xây dựng tháp cửu phẩm và lầu vọng cảnh trên núi nhằm giữ nguyên cảnh quan của di tích; không xây dựng nhà chuông, nhà khánh; Hạng mục nhà Mẫu nên chuyển vị trí sang bên phải và chuyển khu vực nhà Ni sang bên trái của Tam bảo (nhìn từ trong ra); Không sử dụng các thuật ngữ như vườn lộc uyển (trồng đào tiến vua), bánh xe luân hồi…; Cần có phương án bảo tồn cảnh quan vốn có của di tích, đặc biệt là hệ thống cây xanh lưu niên; Hệ kết cấu vì kèo của các hạng mục nhà ăn, nhà khách Tăng, nhà Ni… được làm bằng bê tông giả gỗ nên cần thiết kế đơn giản; Không sử dụng hệ thống đèn gắn tường dạng cổ cò tại hành lang Tả, hành lang Hữu.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị Sở VHTTDL Thanh Hóa xin ý kiến cơ quan quản lý tôn giáo đối với việc xây dựng nhà học Phật pháp và chỉ cho phép triển khai nếu được cơ quan quản lý tôn giáo cho phép.
HCTC