Thoả thuận Dự án bảo tồn, phục hồi thích nghi vườn Thiệu Phương- Đại Nội Huế
05/10/2012 | 10:26(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Căn bản số 3400/BVHTTDL-DSVH gửi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về việc thoả thuận Dự án bảo tồn, phục hồi thích nghi vườn Thiệu Phương-Đại Nội Huế.
Theo đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị gửi kèm Công văn số 1044/BTDT-DA ngày 19/9/2012 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về việc thoả thuận Dự án bảo tồn, phục hồi thích nghi vườn Thiệu Phương-Đại Nội Huế, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với nội dung Dự án bảo tồn, phục hồi thích nghi vườn Thiệu Phương, bao gồm các hạng mục: phục hồi thích nghi và tôn tạo Thiệu Phương viên môn, Vạn tự hồi lang, Dĩ nhiên đường, Vĩnh Phương hiên,Cẩm Xuân đường, Hàm Xuân hiên, lạch Ngự câu, cầu qua lạch Ngự câu, Trích Thuý sơn, bể cảnh Tiểu Hữu thiên, Bình phong phía Nam, hàng cây bó vỉa phía Bắc, sân đường, lối dạo trong vườn và hạ tầng kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng lưu ý một số vấn đề sau:
Theo tư liệu ảnh mà dự án cung cấp thì bốn kiến trúc đầu hồi Vạn tự hồi lang (gồm Dĩ nhiên đường, Vĩnh Phương hiên,Cẩm Xuân đường, Hàm Xuân hiên) chỉ có một tầng mái, do đó Dự án cần làm rõ phương án kiến trúc mái để bảo đảm tính chính xác của thiết kế.
Về lạch Ngự câu: Phần phía Bắc của lạch hiện nay nằm trong lòng sân phía Đông của Thái Bình lâu, do vậy cần làm rõ ranh giới đoạn phục hồi theo dấu vết khảo cổ, đoạn được đề xuất tôn tạo phù hợp với cảnh quan và hiện trạng di tích.
Bổ sung phương án bảo quản các dấu tích khảo cổ phục vụ trưng bày trong khu vực Dự án.
Hồ sơ cần bổ sung căn cứ pháp lý bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá.
HCTC
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng lưu ý một số vấn đề sau:
Theo tư liệu ảnh mà dự án cung cấp thì bốn kiến trúc đầu hồi Vạn tự hồi lang (gồm Dĩ nhiên đường, Vĩnh Phương hiên,Cẩm Xuân đường, Hàm Xuân hiên) chỉ có một tầng mái, do đó Dự án cần làm rõ phương án kiến trúc mái để bảo đảm tính chính xác của thiết kế.
Về lạch Ngự câu: Phần phía Bắc của lạch hiện nay nằm trong lòng sân phía Đông của Thái Bình lâu, do vậy cần làm rõ ranh giới đoạn phục hồi theo dấu vết khảo cổ, đoạn được đề xuất tôn tạo phù hợp với cảnh quan và hiện trạng di tích.
Bổ sung phương án bảo quản các dấu tích khảo cổ phục vụ trưng bày trong khu vực Dự án.
Hồ sơ cần bổ sung căn cứ pháp lý bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá.
HCTC