Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thanh Hóa: Triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025

14/12/2017 | 08:30

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2025.

Theo đó, mục tiêu chung được đặt ra là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, sự nỗ lực tham mưu của các ngành chức năng, sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội, nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa đặc sắc, phong phú của Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương, đất nước, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về Thanh Hóa đối với du khách trong nước và quốc tế.

Thành nhà Hồ. (Nguồn: vietnamnet.vn)

Trong giai đoạn 2018-2020, tỉnh đề ra mục tiêu: tổ chức bảo quản, tu bổ, phục hồi 110 di tích; hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố; sưu tầm, phục dựng 09-10 di sản văn hóa phi vật thể; phấn đấu công nhận thêm 01 di sản văn hóa thế giới, 01 đến 02 di tích quốc gia đặc biệt, từ 05 đến 07 di tích quốc gia; có 04 di sản văn hóa phi vật thể/năm đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thêm 10% di tích, cụm di tích cấp quốc gia được Trung ương và tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể; 100% di tích được công nhận xếp hạng có đầy đủ hồ sơ được khoanh vùng, cắm mốc, bảo vệ. 100% di tích quốc gia đặc biệt có hướng dẫn viên chuyên trách; 30% trở lên di tích quốc gia có người giới thiệu, am hiểu sâu sắc về di tích; 100% trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hệ thống di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến học sinh, sinh viên; 100% người dân địa phương sống trong khu vực có di tích được cung cấp những kiến thức cơ bản về di tích và tham gia vào các hoạt động bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2020-2025, tổ chức bảo quản, tu bổ, phục hồi 170 di tích; sưu tầm, phục dựng thêm từ 15-20 di sản văn hóa phi vật thể; phấn đấu công nhận thêm từ 01-02 di tích quốc gia đặc biệt, từ 05 đến 07 di tích quốc gia; có thêm 05 di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách 01 đến 02 loại hình văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Có thêm 25% di tích, cụm di tích quốc gia được quy hoạch tổng thể.

Ngoài ra, kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn và các giải pháp thực hiện./.

Hằng Đinh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×