Thanh Hóa: Phát hiện trống đồng niên đại 2.000 đến 2.500 năm tại Thành Nhà Hồ
27/09/2016 | 09:29Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, các ngành chức năng đã lập đoàn kiểm tra đến nơi phát hiện trống đồng khẩn trương làm thủ tục tiếp nhận, bảo quản cổ vật theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Ngày 25/9/2016, trong lúc đào móng xây nhà, ông Trịnh Văn Loán, thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá đã phát hiện một trống đồng Đông Sơn loại I (Heger I), có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm.
Về hình dáng, trống có đuờng kính 59cm, chiều cao 43cm. Mặt dưới để trống, mặt trên có trang trí sao 12 cánh đắp nổi, không có tuợng cóc trang trí ở rìa mặt trống, các hoa văn, họa tiết vẫn tinh xảo. Tuy nhiên, một phần bề mặt trống đã bị vỡ, phần chân trống cũng vỡ nhiều chỗ do quá trình oxy hoá.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Khu vực hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long đã khai quật được được nhiều di vật quý có giá trị văn hoá, lịch sử. Ngoài trống đồng, vào tháng 8/2015, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối được ghè đẽo công phu, đục sắt, kiếm sắt rất hiếm gặp tại Hào thành thuộc Di sản thế giới Thành Nhà Hồ./.
Qua hình dáng, hoa văn, họa tiết, trống đồng được đánh giá thuộc trống
Đông Sơn loại I. (Ảnh: Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ)
Về hình dáng, trống có đuờng kính 59cm, chiều cao 43cm. Mặt dưới để trống, mặt trên có trang trí sao 12 cánh đắp nổi, không có tuợng cóc trang trí ở rìa mặt trống, các hoa văn, họa tiết vẫn tinh xảo. Tuy nhiên, một phần bề mặt trống đã bị vỡ, phần chân trống cũng vỡ nhiều chỗ do quá trình oxy hoá.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc. Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Khu vực hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long đã khai quật được được nhiều di vật quý có giá trị văn hoá, lịch sử. Ngoài trống đồng, vào tháng 8/2015, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối được ghè đẽo công phu, đục sắt, kiếm sắt rất hiếm gặp tại Hào thành thuộc Di sản thế giới Thành Nhà Hồ./.
Gia Linh (tổng hợp)