Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thanh Hóa: 10 năm hoạt động thể dục, thể thao đạt nhiều thành tích

08/04/2020 | 14:51

Qua 10 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Chương trình, kế hoạch, quy hoạch của UBND tỉnh, lĩnh vực thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thanh Hóa: Hoạt động thể dục, thể thao đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận - Ảnh 1.

Ảnh minh họa/baothanhhoa

Thể dục thể thao quần chúng có những bước phát triển mạnh mẽ

Giai đoạn 2011-2020, hoạt động TDTT quần chúng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, cải thiện đời sống tinh thần trong quần chúng nhân dân. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 43% dân số tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, 30% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, 3.450 CLB thể dục thể thao. Hàng năm tổ chức thi đấu từ 10-15 giải thể thao quần chúng cấp tỉnh, 250-280 giải thể thao cấp huyện, ngành và 1.500-1.800 giải thể thao cấp xã, phường, thị trấn; tổ chức thành công Đại hội TDTT các cấp và toàn tỉnh lần thứ VIII năm 2018.

Giáo dục thể chất và thể thao trường học liên tục phát triển, gắn với thực hiện "Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030", "Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025"; chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục, thể thao; huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Thể thao thành tích cao đạt nhiều giải quốc gia, khu vực và quốc tế

Giai đoạn 2011-2020, thể thao thành tích cao Thanh Hóa luôn duy trì số lượng VĐV đào tạo tập trung, cụ thể: hàng năm có 450 VĐV tuyến I (đội tuyển tỉnh, đội tuyển trẻ tỉnh), đạt 100% chỉ tiêu; đội tuyển năng khiếu là 300 – 450/500 VĐV/năm; trung bình khoảng 140 – 150 VĐV đạt đẳng cấp Kiện tướng, Dự bị Kiện tướng và cấp I quốc gia; tập trung phát triển các môn thể thao có lợi thế của tỉnh, từ 27 môn (giai đoạn 2011-2015) lên 34 môn thể thao trong chương trình thi đấu Đại hội Thể thao Thế giới, Đại hội Thể thao Châu Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á và Đại hội Thể thao toàn quốc thường kỳ (giai đoạn 2016 – 2020).

Đoàn thể thao thành tích cao Thanh Hóa tham gia thi đấu các giải quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới đạt thành tích đáng kể với tổng số huy chương đạt được là 4.889 huy chương các loại…

Hướng tới đa dạng hóa hoạt động thể dục, thể thao

Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa đưa ra quan điểm phát triển toàn diện thể dục, thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp; nâng cao sức khỏe, tuổi thọ, phòng tránh bệnh tật cho nhân dân và phát triển thể lực, tầm vóc, lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên; tập trung đầu tư phát triển đột phá một số môn thể thao trọng điểm; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao gắn với đẩy mạnh xã hội hóa và phát triển kinh tế thể thao, phấn đấu giữ vững vị trí top đầu về TDTT của cả nước.

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu có 45,5% số người tập luyện TDTT quần chúng; 30.5% hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao; có 3000-3500 CLB TDTT cơ sở; 90% số xã, phường, thị trấn có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ TDTT; phấn đấu 100% trường thực hiện công tác giáo dục thể chất; 95% trường tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa ít nhất 2-3 lần/tuần; 95-100% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định; phát triển mạnh các môn thể thao trong lực lượng vũ trang như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn…

Đồng thời phát triển 35-38 môn thể thao thành tích cao; hàng năm lựa chọn 100-120 VĐV, HLV xuất sắc tập huấn, thi đấu nước ngoài dự kiến tại một số nước ở Châu Á, Đông Nam Á và Châu Âu.

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển sự nghiệp TDTT; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; tổ chức triển khai các hoạt động TDTT trong các dịp chào mừng ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của đất nước, của tỉnh, của địa phương và đơn vị. Bên cạnh đó tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài các cấp; tăng cường cử cán bộ, HLV, trọng tài thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Ưu tiên đầu tư các môn thể thao thuộc chương trình Olympic, các môn thể thao thế mạnh của tỉnh và các môn thể thao dân tộc; tập trung nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, huấn luyện và tham gia thi đấu cho các VĐV thể thao thành tích cao của tỉnh, đảm bảo tính liên thông, thống nhất và tận dụng phát huy tối đa hiệu quả đào tạo giữa các tuyến VĐV; Từng bước đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và y học TDTT gắn kết với đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường kết hợp huấn luyện thể thao với nghiên cứu khoa học và y học thể thao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và thi đấu của các VĐV thể thao thành tích cao.

Ngoài ra, tăng cường hợp tác với các trung tâm TDTT mạnh trong nước và quốc tế, chủ động tiếp cận nền TDTT tiên tiến của các nước trong khu vực, châu lục phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của địa phương; Nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Thanh Thủy (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×