Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Thư viện

01/08/2019 | 11:40

Ngày 31.7 tại Nhà khách Quốc hội, TP Đà Nẵng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến các chuyên gia về dự thảo Luật Thư viện.

Tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Thư viện - Ảnh 1.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình phát biểu tại Hội nghị

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình chủ trì Hội nghị.

Phát biểu đề dẫn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nêu rõ, một trong những phương thức để thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân là qua hệ thống thư viện. Vì vậy, việc quản lý, tổ chức và vận hành hiệu quả hệ thống thư viện truyền thống hiện tại của nước ta cần được đặt ra. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, văn hóa đọc đã, đang và sẽ còn bị tác động ghê gớm. Phương tiện nghe nhìn sẽ thay đổi hành vi, văn hóa đọc của xã hội.

Tham luận tại Hội nghị, các chuyên gia là lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương, lãnh đạo thư viện các cấp, các ngành trong cả nước đều thống nhất tinh thần: hoạt động thư viện là hoạt động công ích không vì lợi nhuận, chủ yếu do Nhà nước thực hiện, nếu không có quy định cụ thể về đầu tư theo chính sách đầu tư công sẽ không giải quyết được những hạn chế, bất cập trong thực hiện, không khuyến khích được sự đầu tư của cộng đồng, khó triển khai xã hội hóa.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ Nhà nước thực hiện đầu tư để phát triển thư viện, trong đó tập trung phát triển mạng lưới thư viện công lập, tăng cường dịch vụ lưu động, luân chuyển tài liệu tới các địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Đồng thời, Nhà nước cần hiện đại hóa phát triển thư viện số, thúc đẩy sự liên thông giữa các thư viện trong nước và quốc tế.

Giám đốc Thư viện Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Hoàng Tuyết Anh đặt vấn đề về xu hướng thư viện số, thậm chí thư viện ảo, thư viện thông minh có thể xuất hiện ngay sau khi ban hành luật và kỳ vọng luật sẽ giải phóng cho công tác thư viện, để thư viện thực sự đóng góp vào sự phát triển của văn hóa, của xã hội.

Từ thực tiễn tại cơ cở, ĐBQH Nguyễn Thanh Quang (TP Đà Nẵng) dẫn chứng, mới đây UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã lãi to khi tổ chức Ngày hội đọc sách. 4 ngày diễn ra sự kiện thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham gia; các hiệu sách bán được trên 200 nghìn đầu sách các loại, thu về 25 tỷ đồng. "Như vậy để thấy rằng, văn hóa đọc của người Việt Nam vẫn chưa bị phai nhạt. Cái quan trọng là các sự kiện văn hóa phải được tạo điều kiện để tổ chức thường xuyên hơn và xu hướng xuất bản cũng phải phù hợp hơn với chu kỳ phát triển mới", ông Quang nói.

Kết luận Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình nêu rõ, dự thảo Luật không đề cập đến công tác tổ chức và phương án tài chính. Hai phần việc lớn này được phân cấp toàn bộ cho cơ quan dân cử và chính quyền địa phương, dựa trên nhu cầu thực tế để tự quyết định, trong đó có tính đến tính cộng đồng và nguồn lực để có tới đâu làm tới đó. Đặc biệt là cách thức tổ thức thư viện, dù trên hình thức đứng riêng hay trong trung tâm văn hóa, hay trong các tổ chức, cơ sở giáo dục… thì chức năng, nhiệm vụ, tiêu chí của thư viện vẫn phải bảo đảm.

Theo Đại biểu Nhân dân

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×