Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thẩm định Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Xóm Rền, tỉnh Phú Thọ

16/08/2012 | 09:37

(VP) - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Văn bản số 2751/BVHTTDL-DSVH ngày 09/8 về việc thẩm định Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Xóm Rền, tỉnh Phú Thọ.

Theo đó, sau khi nghiên cứu đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (tại Công văn số 2991/UBND- KT1 ngày 31/7/2012) về việc thỏa thuận Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, Bộ VHTTDL  cơ bản thống nhất với nội dung phương án 1, Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ Xóm Rền trên phạm vi nghiên cứu 42,5 héc ta, với bố cục không gian kiến trúc bao gồm: Khu bảo tàng tại chỗ (tnmg bày tại chỗ 02 hố khảo cổ, tái tạo đời sống cư dân Xóm Rền thời Tiền sử, tôn tạo cảnh quan.); Khu du lịch sinh thái; Khu công trình công cộng (phục hồi chùa Lộc, nhà đón tiếp và trưng bày cổ vật, chợ quê, hệ thống quầy dịch vụ, cải tạo nhà ở khu dân cư...); Khu cây xanh cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.

Bộ VHTTDL cũng lưu ý một số vấn đề như: Quy hoạch cần bổ sung khảo sát nhà cổ, xác định số lượng nhà có giá trị để đề xuất biện pháp bảo tồn như sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ sở hữu trong việc tu bổ các ngôi nhà này và phương án khai thác sử dụng; Cần ưu tiên khai quật khảo cổ; Quy hoạch cần biện luận, lý giải việc lựa chọn hình thức kiến trúc các công trình như cổng vào, nhà trưng bày, nhà mộ, khu dịch vụ, chợ quê. Trên cơ sở đó phân loại để điều chỉnh thống nhất về kiểu thức và chi tiết trang trí các hạng mục. Cân nhắc việc sử dụng họa tiết trống đồng trên các công trình kiến trúc; Việc phục hồi chùa Lộc thực hiện nếu có cơ sở khoa học. Nếu không có cơ sở khoa học thì đề xuất xây dựng mới theo quy định của pháp luật về tôn giáo tín ngưỡng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Về tiến độ: Làm rõ tiến độ thực hiện, việc bảo tồn di tích được ưu tiên. Làm rõ các nguồn vốn đầu tư gắn với các nội đung cụ thể của Quy hoạch. Làm rõ phương án quản lý, khai thác di tích, đồng thời Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần kỹ lưỡng hơn nữa.

Bộ VHTTDL cũng đề nghị, hồ sơ cần bổ sung căn cứ pháp lý: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Bộ VHTTDL giao Cục Di sản văn hóa thẩm định thiết kế các hạng mục của Quy hoạch.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×