Thẩm định Dự án đầu tư phục hồi trận địa C4 thuộc Khu di tích Hàm Rồng, Thanh Hóa
26/04/2014 | 17:16Bộ VHTTDL đã có Công văn số 1300/BVHTTDL-DSVH ngày 23/4/2014 gửi Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa về việc thẩm định Dự án đầu tư phục hồi trận địa C4 thuộc Khu Di tích Hàm Rồng.
Theo Công văn số 481/SVHTTDL-DA ngày 25/3/2014 của Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đề nghị thỏa thuận Dự án phục hồi trận địa đồi C4, Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau:
Thỏa thuận Báo cáo kinh tế-kỹ thuật phục hồi trận địa C4 thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, bao gồm các nội dung: Phương án mặt bằng tôn tạo, phục hồi tổng thể; phục hồi khẩu đội 5, hầm câu lạc bộ, hầm chỉ huy đại đội, công sự đặt pháo của 05 khẩu đội pháo (khẩu đội 1, 2, 3, 4 và 6), hầm chữ A và phần lộ thiên bên trên của hầm ngủ; xây dựng mới bia đá ghi danh, đường tham quan di tích, nhà trực.
Tuy nhiên, để phù hợp với hiện trạng di tích và nhu cầu sử dụng, bảo dưỡng công trình sau này, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa chỉ tiến hành phục hồi phần công sự đặt pháo và lối xuống hầm ngủ của 05 khẩu đội pháo (khẩu đội 1, 2, 3, 4 và 6) và không phục hồi hầm trung đội trưởng 2, hầm chỉ huy trung đội 2.
Phương án thiết kế phục hồi khẩu đội 5 cần điều chỉnh số lượng manơcanh bộ đội đang chiến đấu, số lượng giường ngủ của bộ đội trong hầm ngủ và bổ sung cửa sổ nhìn từ hầm ngủ ra bên ngoài theo ý kiến của nhân chứng lịch sử (có 7 người).
Phương án sử dụng đèn neon và quạt trần để chiếu sáng và làm mát nội thất hầm ngủ là không phù hợp.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tính toán đúng số lượng người trong phương án phục hồi bốt chỉ huy trung đội. Công trình nhà trực chỉ làm quy mô nhỏ, đủ chỗ cho nhân viên bảo vệ, hướng dẫn viên trực giới thiệu di tích.
Không xây dựng mới đoạn đường tham quan đi bên ngoài khẩu đội 5. Đường từ nhà trực lên núi tham quan chỉ làm rộng từ 1,2m đến 3m bằng chất liệu bê tông giả đất.
HCTC
Thỏa thuận Báo cáo kinh tế-kỹ thuật phục hồi trận địa C4 thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, bao gồm các nội dung: Phương án mặt bằng tôn tạo, phục hồi tổng thể; phục hồi khẩu đội 5, hầm câu lạc bộ, hầm chỉ huy đại đội, công sự đặt pháo của 05 khẩu đội pháo (khẩu đội 1, 2, 3, 4 và 6), hầm chữ A và phần lộ thiên bên trên của hầm ngủ; xây dựng mới bia đá ghi danh, đường tham quan di tích, nhà trực.
Tuy nhiên, để phù hợp với hiện trạng di tích và nhu cầu sử dụng, bảo dưỡng công trình sau này, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa chỉ tiến hành phục hồi phần công sự đặt pháo và lối xuống hầm ngủ của 05 khẩu đội pháo (khẩu đội 1, 2, 3, 4 và 6) và không phục hồi hầm trung đội trưởng 2, hầm chỉ huy trung đội 2.
Phương án thiết kế phục hồi khẩu đội 5 cần điều chỉnh số lượng manơcanh bộ đội đang chiến đấu, số lượng giường ngủ của bộ đội trong hầm ngủ và bổ sung cửa sổ nhìn từ hầm ngủ ra bên ngoài theo ý kiến của nhân chứng lịch sử (có 7 người).
Phương án sử dụng đèn neon và quạt trần để chiếu sáng và làm mát nội thất hầm ngủ là không phù hợp.
Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa tính toán đúng số lượng người trong phương án phục hồi bốt chỉ huy trung đội. Công trình nhà trực chỉ làm quy mô nhỏ, đủ chỗ cho nhân viên bảo vệ, hướng dẫn viên trực giới thiệu di tích.
Không xây dựng mới đoạn đường tham quan đi bên ngoài khẩu đội 5. Đường từ nhà trực lên núi tham quan chỉ làm rộng từ 1,2m đến 3m bằng chất liệu bê tông giả đất.
HCTC