Thẩm định Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn
21/07/2015 | 17:40Bộ VHTTDL đã có Công văn số 2705/BVHTTDL-DSVH gửi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về thẩm định Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn.
Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn, hạng mục sơn thếp lầu Ngũ Phụng và hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn, bao gồm các nội dung: Phục hồi sơn thếp lầu Ngũ Phụng; tu bổ, tôn tạo hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn; tu bổ, phục hồi bia “Khuynh cái hạ mã”; tôn tạo hệ thống chiếu sáng nội thất và phòng chống cháy di tích.
Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề: Bổ sung cơ sở khoa học của việc lựa chọn sơn son thếp vàng đối với các cấu kiện trước đây đã được sơn son thếp bạc phủ hoàn kim; Kèo trục D/7-8 cần được bảo tồn nguyên trạng tại di tích; Cần đề xuất phương án bảo tồn đối với phần lan can sắt có khắc dòng chữ Hán, làm rõ những vị trí sử dụng lại vật liệu cũ và vị trí sử dụng vật liệu mới (gạch trang trí, gạch lát, đá…) trong tu bổ và tôn tạo sân, đường, lan can; Bổ sung phương án tổ chức thi công để đảm bảo các hoạt động bình thường của di tích trong quá trình tu bổ, tôn tạo.
Di tích Ngọ Môn là công trình cổng chính của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng gắn với việc quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc khu Hoàng thành và Tử Cấm thành.
CTTĐT
Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề: Bổ sung cơ sở khoa học của việc lựa chọn sơn son thếp vàng đối với các cấu kiện trước đây đã được sơn son thếp bạc phủ hoàn kim; Kèo trục D/7-8 cần được bảo tồn nguyên trạng tại di tích; Cần đề xuất phương án bảo tồn đối với phần lan can sắt có khắc dòng chữ Hán, làm rõ những vị trí sử dụng lại vật liệu cũ và vị trí sử dụng vật liệu mới (gạch trang trí, gạch lát, đá…) trong tu bổ và tôn tạo sân, đường, lan can; Bổ sung phương án tổ chức thi công để đảm bảo các hoạt động bình thường của di tích trong quá trình tu bổ, tôn tạo.
Di tích Ngọ Môn là công trình cổng chính của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng gắn với việc quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc khu Hoàng thành và Tử Cấm thành.
CTTĐT