Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

20/12/2023 | 14:09

Thủ công mỹ nghệ là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân trong khu vực ASEAN, trên tinh thần đó, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường".

Trưng bày nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 63 năm thành lập Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/12/1960 - 19/12/2023), đồng thời là hoạt động hưởng ứng Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2021 - 2025.

Bà Tô Thị Thu Trang, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (VHCDTVN) cho biết, trưng bày chuyên đề là một trong những hoạt động thường xuyên trong các Bảo tàng nhằm tạo ra sự đổi mới, hấp dẫn đối với công chúng tham quan. Trong những năm qua, Bảo tàng VHCDTVN tổ chức và đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trưng bày nhiều chuyên đề với những nội dung phong phú, đa dạng mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục công chúng.

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 1.

Không gian trưng bày

Với gần 150 bức ảnh giới thiệu tới công chúng về lịch sử hình thành và xu hướng phát triển gắn với nguồn nguyên liệu tự nhiên để bảo vệ môi trường của thủ công mỹ nghệ ASEAN. Ban tổ chức hy vọng, bên cạnh góp phần bảo tồn, quảng bá và phát triển nghề thủ công truyền thống, đồng thời trưng bày sẽ tạo ra sự thúc đẩy cộng đồng hành động bảo vệ môi trường và gìn giữ sự sống.

Bà Trần Hải Vân, Cục phó Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đánh giá cao việc tổ chức trưng bày lần này của Bảo tàng. Bà Hải Vân cho biết, Bảo tàng VHCDTVN, một đơn vị vốn đã rất tích cực và chủ động trong việc tổ chức các chương trình, hoạt động giao lưu, hợp tác chuyên môn trong ASEAN, nổi bật có thể kể đến như Góc ASEAN tại Bảo tàng, Liên hoan dệt vải ASEAN, trở thành địa điểm được nhiều nghệ nhân, bạn bè biết đến.

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 2.

Bà Tô Thị Thu Trang, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc Trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường"

Ngoài trưng bày, chương trình còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm: Vẽ batik, in hoa văn trên vải bằng sáp ong; thêu hoa văn trên vải; đan lát mũ rơm và các vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghệ nhân mây tre đan Nguyễn Lương Bằng (phường Nam Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên) vui mừng chia sẻ: "Hàng năm, Bảo tàng VHCDTVN vẫn duy trì hoạt động trải nghiệm, để tuyên truyền cho người dân về các nghề thủ công truyền thống, nếu không có những hoạt động như thế này thì thế hệ sau sẽ không còn biết về những bản sắc văn hóa đặc sắc này của dân tộc. Cho nên việc mời các nghệ nhân tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống trong những dịp như thế này vô cùng có ý nghĩa đối với những nghệ nhân như chúng tôi."

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 3.

Nghệ nhân mây tre đan Nguyễn Lương Bằng hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm

Được trực tiếp trải nghiệm tại trưng bày, bạn Kuzbin và bạn Elisa, là những du khách Philippines vô cùng hào hứng khi được vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải. Là những người trẻ luôn muốn khám phá và học hỏi, Kuzbin và Elisa cho rằng trưng bày của Bảo tàng vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa, qua trưng bày, các bạn không chỉ hiểu thêm về nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của đất nước mình mà còn được biết thêm về những nghề thủ công mỹ nghệ của các quốc gia trong khu vực ASEAN nữa.

Có thể thấy, thủ công mỹ nghệ là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân ASEAN, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa nghệ nhân với nghệ sĩ sáng tạo, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, góp phần bảo đảm sinh kế cho nghệ nhân cũng như cộng đồng; hướng tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương, các quốc gia thành viên ASEAN.

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 4.

Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam ra mắt ứng dụng phần mềm thuyết minh

Dịp này, Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam cũng ra mắt ứng dụng phần mềm thuyết minh trưng bày nhằm cung cấp cho khách tham quan một phương thức tiếp cận mới trong quá trình khám phá văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của các bảo tàng trong nước và quốc tế hiện nay đối với việc ứng dụng công nghệ./.

Một số hình ảnh tại trưng bày:

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 5.

Các đại biểu tham quan trưng bày

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 6.

Du khách thích thú với các hoạt động trải nghiệm tương tác

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 7.

Trải nghiệm vẽ hoa bằng sáp ong

Tăng cường hiểu biết, giao lưu nhân dân trong khu vực với trưng bày "Thủ công mỹ nghệ ASEAN gắn với bảo vệ môi trường" - Ảnh 8.

Với ứng dụng thuyết minh đa ngôn ngữ vừa được ra mắt của Bảo tàng đã được cập nhật sử dụng trên hệ điều hành iOs và Android, bổ sung thêm 99 điểm thuyết minh

Thu Mai. Ảnh: Trung Kiên

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×