Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường đầu tư và khai thác hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên

03/12/2021 | 09:33

Trong những năm gần đây, các địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần, rèn luyện sức khỏe của nhân dân.

Tăng cường đầu tư và khai thác hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên - Ảnh 1.

Về cơ bản thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng được các yêu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí cho nhân dân; nhiều thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, hoạt động có hiệu quả, phát huy tốt công năng sử dụng.

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở một số địa phương được củng cố phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của nhân dân; đồng thời phục vụ công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị; từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao giữa các vùng, miền, khu vực trong cả nước, tạo nền tảng vững chắc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nội dung hoạt động ở các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từng bước có sự phong phú, đa dạng, gắn bó thiết thực với cộng đồng khu dân cư, vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt chi bộ Đảng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể nhân dân ở địa bàn, vừa là nơi quán triệt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, phổ biến thời sự, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền giáo dục lối sống, nếp sống, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; triển khai các vấn đề về bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa, tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan; tập luyện giao lưu văn hóa, văn nghệ…

Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế; một số thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở diện tích, quy mô nhỏ được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp; trang thiết bị ở một số thiết chế chưa đảm bảo; kinh phí hỗ trợ hoạt động nhà văn hóa còn hạn chế, chủ yếu huy động từ nguồn xã hội hóa nên chưa đáp ứng được hoạt động; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao so với nhu cầu thực tế chưa cao; đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, nhất là cán bộ ở cơ sở còn thiếu và yếu...ảnh hưởng đến việc xây dựng, quản lý và tổ chức các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Một số địa phương tỷ lệ xã, thôn bản có nhà văn hóa còn thấp.

Nhiều nhà văn hóa được đầu tư xây dựng chưa đảm bảo diện tích, công năng và trang thiết bị phục vụ hoạt động theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

Tăng cường đầu tư và khai thác hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên - Ảnh 2.

Đội văn nghệ sinh hoạt tại Nhà văn hóa bản

Hầu hết các nhà văn hóa được đầu tư thiết bị hoạt động từ nguồn Chương trình mục tiêu về văn hóa, kinh phí hạn chế nên trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ, rất khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Đa số các sân bãi, khu vui chơi giải trí và sân tập thể thao được sử dụng từ các sân chơi của thôn, bản, trường học hoặc các sân bãi tự nhiên và đảm bảo tiêu chuẩn. Một số thiết chế văn hóa - thể thao xây dựng từ nhiều năm, quy mô nhỏ, quỹ đất hạn hẹp nên chưa đảm bảo về diện tích và bị xuống cấp chưa được tu sửa kịp thời.

Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tổ chức hoạt động chưa thực sự thường xuyên, nội dung và hình thức thiếu phong phú chủ yếu phục vụ hội họp của thôn, bản, khu phố, chưa tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Một số cấp ủy, chính quyền, bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thấy hết được vị trí, vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và phát triển văn hóa nông thôn trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sự nghiệp văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nên chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thiết chế văn hóa , thể thao và các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Đứng trước thực trạng và những tồn tại nên trên. Nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành triển khai các nhiệm vụ giải pháp:

1) Các địa phương quan tâm đưa nhiệm vụ phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vào chỉ tiêu Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

2) Hằng năm cân đối nguồn ngân sách địa phương đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn bản đồng thời cấp kinh phí đầu tư trang thiết bị hoạt động cho hệ thống thiết chế, bổ sung các trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa hiện có nhằm đảm bảo các hoạt động được diễn ra thường xuyên, có hiệu quả theo quy định.

3) Đưa nội dung phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị và khu dân cư; dành quy đất công tại vị trí trung tâm, thuận lợi để xây dựng Trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã và Nhà văn hóa, thể thao cấp thôn, bản, tổ dân phố.

4) Hằng năm, cân đối và phân bổ nguồn đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở kết hợp với nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu giảm nghèo.

5) Tăng cường nguồn lực trong xã hội nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là ở địa bàn cơ sở, trong đó tăng cường vận động nhân dân đóng góp cùng sự hỗ trợ của ngân sách xây dựng Nhà văn hóa, Khu thể thao và Điểm vui chơi trẻ em địa bàn thôn, bản, tổ dân phố.

6) Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới phương thức tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Thương xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có.

7) Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, vị trí, lợi ích của việc phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Theo Sở VHTTDL Điện Biên

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×