Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

10/07/2020 | 17:20

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Ngày 11/7 sẽ khánh thành Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Khai thác giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo la ftin VHDL tiêu biểu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây.

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong thời gian qua, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ VHTTDL và UBND tỉnh về việc dừng hẳn các hoạt động lễ hội tập trung cho công tác phòng, chống dịch Covid – 19. Thực hiện chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở tại Công văn số 352/VHCS-NSVH ngày 12/6/2020, để từng bước phát triển kinh tế và đưa các hoạt động văn hóa trở lại trong điều kiện bình thường mới, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đề nghị các đơn vị và phòng VHTT các huyện, thị, thành phố thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Nguồn: Sở VHTT Bà Rịa - Vũng Tàu

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, đảm bảo lễ hội được tiến hành trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân; đảm bảo môi trường an toàn và phát huy giá trị lễ hội nhằm góp phần tích cực kích cầu du lịch; cũng như phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong điều kiện bình thường mới.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống lấy nhiễm dịch Covid-19 tại khu vực tổ chức lễ hội, khu dịch vụ.

Phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, ngăn chặn tình trạng tăng giá, chèo kéo, ép khách tại lễ hội; không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; giáo dục truyền thống, khơi dậy giá trị tốt đẹp, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"; không tổ chức lễ hội có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ vì lợi ích nhóm.

Xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng đến phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia hoạt động lễ hội; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại di tích và lễ hội. Đối với những lễ hội có các hoạt động diễn ra trên sông nước, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội và du khách; chấp hành nghiêm các quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu về nguồn góc của lễ hội, di tích, những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội; người tham gia lễ hội phải ứng xử có văn hóa; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của di tích và lễ hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

Ngày 11/7 sẽ khánh thành Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hòa trong không khí hân hoan của toàn đảng, toàn quân và toàn dân chào mừng đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 – 2025; được sự đồng ý của ubnd tỉnh, sở văn hóa và thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) sẽ tổ chức lễ khánh thành bảo tàng tỉnh br-vt vào lúc 8h30 phút sáng ngày 7/11/2020 tại bảo tàng tỉnh (số 4 đường trần phú, phường 1, thành phố vũng tàu). Đây được xem là sự kiện có ý nghĩa, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh và cũng là sự kiện, công trình văn hóa tiêu biểu chào mừng đại hội đảng bộ tỉnh br-vt lần thứ vii, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một công trình có quy mô hiện đại, tọa lạc tại vị trí đắc địa của tỉnh, công tác trưng bày đảm bảo; thông qua các hiện vật, tư liệu quý được thiết kế một cách hoàn chỉnh, công phu và đầy tính nghệ thuật sẽ quảng bá, giới thiệu toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của quê hương BR-VT từ những ngày mở đất đến nay, sẽ là một trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu của Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của nhân dân và du khách trong và ngoài tỉnh cũng như du khách nước ngoài.

Khai thác giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo

Côn Đảo được xem là điểm nhấn du lịch của tỉnh, sở hữu 16 hòn đảo lớn nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đến nay vẫn mang một vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và kỳ bí. Nhiều tạp chí của thế giới đã ghi tên Côn Đảo vào danh sách những điểm đến ấn tượng. Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của cả nước cùng bạn bè quốc tế như là một vùng đất thép mang biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ngày nay, Côn Đảo thu hút nhiều DN chọn để đầu tư phát triển du lịch cao cấp như: Sixsens Resort 5 sao; khu nghỉ dưỡng cao cấp Resort Việt - Nga; KDL Poulo Condor; Resort Côn Đảo… Một số khu đất đang được kêu gọi đầu tư như: Khu An Hải, KDL Suối Ớt, Bãi Vông, Bãi Đầm Trầu... đã tạo hiệu ứng lan tỏa, bảo đảm môi trường cảnh quan để phát triển bền vững.

Để khai thác hiệu quả giá trị di tích trong phát triển du lịch Côn Đảo, Sở VHTT Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất một số giải pháp sau:

Đa dạng hóa hoạt động bảo tàng... Thực hiện có hiệu quả các cuộc triển lãm lưu động với phương châm "Đưa bảo tàng, di tích đến với công chúng". Đội ngũ làm công tác hướng dẫn viên cần trang bị những kiến thức, phẩm chất và năng lực, trình độ ngoại ngữ cơ bản… để du khách tham quan được chào đón với một phong cách thân thiện, thông minh, bài bản… tạo nên sự tin tưởng và ấn tượng đẹp đối với du khách.

Quan tâm và có chế độ tương xứng đối với những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi (nhất là trình độ ngoại ngữ), để họ thật sự yên tâm và gắn bó lâu dài với Côn Đảo, đồng thời tạo cho địa phương nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Phải được xem là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Triển khai thực hiện Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích một cách hiệu quả và bền vững.

Gắn kết, đồng nhất trong quản lý và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với du lịch để có một chương trình tham quan khép kín, tạo cho du khách sự đa dạng. Liên kết website bằng nhiều ngôn ngữ của các điểm đến, tour du lịch, hướng dẫn, ấn phẩm, sách, hồi ký, tờ rơi,...

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư du lịch, dịch vụ theo hướng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của địa phương; phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, văn hóa - lịch sử, tâm linh, tương xứng với tiềm năng; môi trường. Các dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư rõ ràng, hấp dẫn; thu hút đa dạng đối tượng du khách đến Côn Đảo.

Thủy Bích (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×