Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

15/02/2022 | 14:15

Hiện nay, toàn tỉnh có 102 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh; có 768 di sản văn hóa phi vật thể đã được thống kê của 5 dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Tày, Dao, Mông) trong đó có 2 di sản đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Mo Mường và Nghệ thuật Chiêng Mường). Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được các ngành, các cấp quan tâm và nhân dân các dân tộc Hòa Bình tích cực tham gia.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - Ảnh 1.

Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc được xếp hạng di tích cấp tỉnh hàng năm thu hút nhiều du khách tới tham quan, du lịch

Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác quản lý di tích còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng xâm hại di tích và thực hiện công tác tu bổ, phục hồi di tích không đảm bảo theo quy định vẫn còn xảy ra; nhiều di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc có nguy cơ bị mai một. Để khắc phục tình trạng đó, ngày 14/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã có Công văn số 91/UBND-KNV về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, tổ chức xã hội và toàn thể các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; kiện toàn Ban quản lý các di tích (theo Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành cắm mốc khoanh vùng bảo vệ của các di tích trên địa bàn và giao cho Ban quản lý bảo vệ theo quy định; bố trí kinh phí lập quy hoạch, xây dựng Dự án tu bổ, tôn tạo đối với những di tích có giá trị; huy động các nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích gắn với phát triển du lịch để phát huy giá trị của di tích; xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tu bổ, phục hồi di tích bị xuống cấp.

Quá trình triển khai công tác lập quy hoạch, xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích phải thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của Nhà nước; tiến hành kiểm kê, rà soát, lựa chọn những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu đề xuất lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để bảo tồn và phát huy. Đồng thời, chỉ đạo khôi phục, bảo tồn và phát huy đối với những di sản đang có nguy cơ mai một./

Theo Cổng TTĐT Hòa Bình

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×