Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sở VHTTDL Tây Ninh báo cáo công tác kiểm tra chuyên ngành trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW

17/11/2020 | 10:22

Thực hiện Công văn số 1636/BVHTTDL-TTr ngày 29/4/2020 của Bộ VHTTDL về việc báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27 tháng 7 năm 2010 của ban Bí thư (khóa X) “về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” , Sở VHTTDL Tây Ninh đã có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác trên.

Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với có 9 đơn vị hành chính gồm 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố với 94 xã, phường, thị trấn, trong đó có 20 xã biên giới với trên 240 Km đường biên giáp nước bạn Vương quốc Campuchia. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, lần thứ X, Tây Ninh đạt được những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ dưới làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng sâu sắc, đa chiều đối với mọi mặt đời sống xã hội, vừa tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng cũng đặt ra những thách thức và nhiều vấn đề phải xử lý về sự xâm nhập của các dòng văn hóa ngoại lai trong giao lưu, tiếp xúc và đối thoại văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển toàn diện, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27 tháng 7 năm 2010 của Ban Bí thư (khóa X) mang tính cấp bách, trong đó có những thuận lợi và khó khăn thách thức nhất định.

Sở VHTTDL Tây Ninh báo cáo công tác kiểm tra chuyên ngành trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW  - Ảnh 1.

Lễ hội Đền Bà Đen, Tây Ninh. (Ảnh minh họa - Nguồn: tuyengiao.vn)

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng quy chế phối hợp trong công tác nghiệp vụ, qua đó tăng cường và thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm kiểm soát ngăn chặn, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh văn hóa trên địa bàn; thành lập đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp, thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn, qua đó kịp thời phát hiện xử lý, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời bài trừ các sản phẩm, hoạt động dịch vụ văn hóa có yếu tố độc hại không phù hợp thuần phong mỹ tục trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2010 đến hết ngày 31/3/2020, Đội kiểm tra liên ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức thực hiện hơn 10.000 cuộc kiểm tra với hơn 30.000 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa (cửa hàng kinh doanh băng-đĩa, karaoke, vũ trường, bar, cơ sở lưu trú du lịch…) qua đó nhắc nhở hơn 4.500 trường hợp, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 trường hợp với tổng tiền phạt hơn 4 tỷ đồng, đồng thời tiến hành hồ sơ tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm văn hóa độc hại.

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X), Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh Tây Ninh cũng như trực tiếp ban hành các văn bản quản lý Nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa trên địa bàn, để đảm bảo tính hiệu quả thực thi của các văn bản, hằng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát tham mưu đánh giá hiệu quả các văn bản (quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước trên các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin truyền thông và phòng, chống tệ nạn xã hội, ...) nhằm kịp thời điều chỉnh, bãi bỏ các văn bản không còn hiệu lực hoặc thiếu tính khả thi, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ngăn chặn bài trừ có hiệu quả sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại trong tình hình mới.

Công tác quản lý các dịch vụ văn hóa, phát hành các ấn phẩm văn hóa; việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm từ nước ngoài tại địa phương, đơn vị trong thời gian qua được các ngành, các cấp triển khai thực hiện hiệu quả, việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa cho các tổ chức, cá nhân; công tác dán tem kiểm soát đối với các văn hóa phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên địa bàn được thực hiện đúng quy trình và quy định hiện hành. Đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp cũng như kiểm tra chuyên ngành được thực hiện thường xuyên đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa (biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, vui chơi giải trí, internet, karaoke…,) các hoạt động lễ hội trên địa bàn; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo, thường xuyên nắm tình hình, chủ động tuyên truyền, ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng tuyên truyền đạo trái pháp luật, các nội dung phản động, đi ngược lại văn hóa, thuần phong mỹ thuật của dân tộc.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các sản phẩm văn hóa độc hại trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Tây Ninh , các ngành, các cấp xây dựng quy chế phối hợp trong công tác nghiệp vụ, qua đó tăng cường và thực hiện hiệu quả các biện pháp nhằm kiểm soát ngăn chặn, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí, cơ sở kinh doanh văn hóa trên địa bàn; thành lập đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp, thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn, qua đó kịp thời phát hiện xử lý, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời bài trừ các sản phẩm, hoạt động dịch vụ văn hóa có yếu tố độc hại không phù hợp thuần phong mỹ tục trên địa bàn tỉnh.

Các ngành, các cấp xây dựng và triển khai quy chế phối hợp, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa trong khối văn hóa, tư tưởng, thông tin, giáo dục, công an, quản lý thị trường trong tổ chức kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào địa bàn tỉnh, qua đó các ngành đã thể hiện rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27 tháng 7 năm 2010 của Ban Bí thư (khóa X), góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại trên địa bàn. Công tác tăng cường giáo dục pháp luật thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát giúp người dân nhận thức được định hướng đúng về đường lối văn hóa của Đảng và Nhà nước, góp phần kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, gìn giữ an ninh trật tự, đập tan các âm mưu phản động của các thế lực thù địch, giữ gìn trật tự kỷ cương trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, tạo môi trường văn hóa ngày càng phong phú, lành mạnh; công tác phối hợp giữa các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện phong trào, cuộc vận động, các chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hội diễn, các buổi liên hoan, nói chuyện chuyên đề từ đó giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, kỷ năng sống, kỷ năng tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ, giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương cho học sinh, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, gắn hoạt động với phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực, tăng cường công tác giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ.

Để đảm bảo việc thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) hiệu quả, ngoài việc chỉ đạo triển khai thực hiện, hằng năm UBND tỉnh Tây Ninh còn chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị trong từng ngành, từng đơn vị, địa phương, trong đó tập trung giám sát, kiểm tra công tác ban hành văn bản triển khai thực hiện, công tác tổ chức và duy trì hoạt động, công tác giải quyết đơn thư khiếu kiện về văn hóa độc hại, công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước về quản lý hoạt động văn hóa sản phẩm độc hại… qua đó báo cáo, đánh giá, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện.

Thường xuyên cũng cố, tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, chủ yếu đối với các ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước sau khi cấp phép kinh doanh. Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm, băng đĩa, hoạt động karaoke, khách sạn… không để hình thành tụ điểm kinh doanh, dịch vụ nghề nhạy cảm vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế như công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa thực hiện chưa thường xuyên. Đội Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội một số xã, phường chưa được củng cố thường xuyên hoặc thay đổi nhân sự thường xuyên ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của Đội. Theo nhu cầu thị trường, dịch vụ văn hóa phát triển ngày càng nhanh, nhiều hoạt động biến tướng tinh vi, khó kiểm soát quản lý (cụ thể trò chơi điện tử, trò chơi dân gian có thưởng mang yếu tố cờ bạc trá hình…) trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng.

Thủy Bích

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×